Dân tộc nào cũng có tết của mình. Ăn Tết Nguyên đán cùng với Việt Nam có Trung Quốc, Đài Loan,Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapore. Người Nhật trước ăn tết Nguyên Đán nhưng nay ăn theo tết Tây. Theo ước tính, có khoảng gần 2 tỷ người trên thế giới đón Tết Nguyên đán. Ngoài những nước kể tên, một số quốc gia như Bhutan, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Campuchia… cũng đón Tết Nguyên đán giống Việt Nam những theo lịch của họ.
Ở Mỹ số người Mỹ gốc Hoa khoảng 5 triệu người, Người Mỹ gốc Ấn khoảng 4,5 triệu người. Người Mỹ gốc Việt khoảng 2,2 triệu người… nghe nói Mỹ sẽ côոg ոhậո mùոg một Tết Ngᴜyêո ᵭáո ʟà ոgày ʟễ ʟiêո baոg (Tại Mỹ ϲó 11 ngàγ ʟễ ʟiên bang, troոg đó ϲó Tết ᵭươոg ʟịch, Quốc ⱪhánh, Lễ Tạ ơn và Giáոg sinh. Các ϲơ quan ϲhíոh phủ Mỹ thườոg nghỉ troոg dịp này).
Bây giờ một số người Việt muốn bỏ tết cổ truyền ăn theo tết Tây nhưng không nhiều. Thiển nghĩ Tết là dịp tìm về truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc. Là cái cớ để những người đi xa có dịp trở về… Tết của dân tộc mình lại bỏ, chạy theo tết người là rất thiển cận. Mặt khác cần gia giảm nội dung, điều tiết tục lệ củaTết Nguyên Đán theo truyền thống cho phù hợp đời sống hiện đại.
Về Tục Lệ Ngày Tết theo truyền thống xưa gồm có:
1. Trang hoàng nhà cửa là mục đầu tiên.
2. Gói bánh chưng, làm dưa hành, trồng cây nêu, dán câu đối và đốt pháo là mục thứ hai, đúng với câu:
3. Biếu quà Tết những bậc trưởng thượng, thầy cô giáo và bạn bè.
4. Thăm viếng mộ mộ gia tiên còn gọi là chạp mộ, khấn mời các cụ về ăn tết với con cháu.
5. Thanh toán công nợ trước Tết là việc cần làm.
6. Tiễn đưa Ông Táo, tức là ông vua bếp chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.
7. Đi chợ Tết là để mua bán những thứ không thể thiếu trong ngày Tết hoặc chỉ dịp tết mới có.
8. Cúng Giao Thừa vào đêm 30 còn gọi là đêm Trừ Tịch. Tết bắt đầu từ giờ này, gọi là giờ “tống cựu nghênh tân”. Đèn hương trên bàn thờ duy trì liên tục cho đến ngày mồng 5 hoặc mồng 7 cúng hóa vàng tiễn các cụ về âm giới.
9. Một số kiêng cữ và việc cần làm ngày tết như tục tắm gội tất niên. Cuối năm mua vôi đầu năm mua muối. Kiêng quét nhà ngày mồng 1, kiêng giận dữ, đánh lộn… Nếu không muốn bị xui xẻo gọi là giông cả năm.
10. Chọn người xông nhà xông đất.
11. Xuất hành. Sau Giao Thừa, người ta chọn giờ tốt, hướng tốt để ra khỏi nhà đi tìm lấy cái may mắn, phúc lợi. Thường, xuất hành bao giờ cũng nhắm tới đền chùa hay nhà thờ.
12. Hái lộc. nghĩa là bẻ một cành cây, một nhánh lá để mang về nhà lấy may.
13. Đi chơi chúc Tết, mừng tuổi, gọi là tục lì xì.
14. Khai bút đầu năm. Ai có duyên với nghiên bút thường thích tục này.
Khi xưa kinh tế nông nghiệp chủ đạo. Tết cũng là dịp nông nhàn nên người ta có thời gian cả tháng dành cho tết. Mấy ngày tết muốn ăn gì, chơi gì cũng phải làm tròn 14 nội dung trên.
Nay thời gian nghỉ tết rút lại còn khoảng một tuần. Nếu theo lệ xưa thì chả còn thời gian đâu nghỉ ngơi. Vì thế những năm gần đây một số tục lệ tỏ ra không phù hợp với đời sống hiện đại dần bị loại bỏ hoặc gia giảm cho phù hợp.
Tục hái lộc đầu xuân được coi là hủ tục, phá hoại cây xanh đã bỏ. Tục đốt pháo cũng bỏ nhiều năm. Trồng cây nêu bây giờ chỉ còn ở không gian công cộng, đình, chùa.
Để tiết kiệm thời gian giờ không mấy nhà gói bánh trưng, gói giò, làm mứt. Nhà cửa lau dọn sạch sẽ là được. Làm ăn buôn bán bây giờ tất toán theo dương lịch, áp lực thanh toán công nợ trước tết đã giảm nhẹ. Tục chọn người xông đất và xuất hành không phải lăn tăn nhiều, nhưng nhà có bụi vẫn kiêng đi chúc tết.
Một số việc trước đây chiếm rất nhiều thời gian như đi chúc tết, mừng tuổi nay gói gọn trong gia đình, anh em họ hàng ruột thịt.
Như vậy 6-7 nội dung trên bây giờ đã cắt bỏ hoặc giảm bớt. Một số nội dung không thể bỏ với đa số người dân như chạp mộ, lễ ông Công ông Táo, lễ cúng gia tiên ngày 30, cúng giao thừa, cúng hóa vàng…Vì thờ cúng tổ tiên đã thành hệ thống từ vua đến dân hàng ngàn năm, có thể coi là đạo thờ tổ tiên của người Việt và không chỉ diễn ra trong mấy ngày tết. Vấn đề làm sao vẫn giữ được bát hương, chu toàn đạo hiếu nghĩa mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hoàn cảnh sống của mỗi gia đình là một bài toán khó, nhưng không phải không có lời giải.
Còn như những áp lực muôn thủa của tết, đặc biệt với người nghèo xưa giờ vẫn vậy. Vì thế người ta vẫn vui vẻ hát ” Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi ? Lo quần lo áo, lo đi chạy tiền”.
Bài Đỗ Quang Hòa
Bài Đỗ Quang Hòa