Mở rộng khu miếu mộ Hương Vân Cái Bồ Tát ở Ba La.

Sáng nay ngày 12/1/2023 Hội đồnghọ Đỗ (Đậu) Việt Nam tổ chức buổi họp mặt tất niên thật vui. Vui nhất tin dòng họ mới mua được 80 m2 đất để mở rộng và nâng cấp khu miếu mộ Hương Vân Cái Bồ Tát ở Ba La.
Phật Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát sống cách chúng ta 5.000 năm. Thời gian đã quá lâu, nhưng ” Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư”, ” Bách Việt Tộc Phả”, những bộ sách có từ thời Đinh lại chép khá kỹ về Ngài. Nhờ tiếp cận những sách này chúng ta mới biết bà là người họ Đỗ, tên huý là Ngoan, còn gọi là công chúa Đoan Trang, hay gọi theo họ là Đỗ Quý Thị (tức Quý bà họ Đỗ). Chính sử gọi bà là Vụ Tiên (tên một vì sao trên trời). Bà sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Vụ Tiên Nương kết duyên cùng vua Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết), sinh ra Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương). Kinh Dương Vương (khoảng năm 2879 TCN) lên ngôi làm vua nước Xích Quỉ đã cho xây chùa Đại Bi và đón Ngài cùng 12 đồ đệ (Phả ghi là 12 tiên nàng) về đây tu tập, giáo hóa chúng dân. Khi Ngài hóa được an táng ở chùa Đại Bi. Các đồ đệ của Ngài về sau cũng được an táng tại đây.
Tên Hương Vân Cái Bồ Tát có từ thời Lý, là do các vị Tộc trưởng họ Nguyễn Đại Lôi, những người được thay mặt triều đình thờ cúng Tổ tiên chung của cả nước.
Hương Vân Cái Bồ Tát còn giữ ngôi tối cao ngoại Tổ họ Nguyễn, được thờ trong nhà thờ Bách Việt Triệu Tổ của dòng họ Nguyễn Đại Lôi (Tổng Xốm). Khu miếu mộ của Ngài được dòng họ Nguyễn Vân ở Tổng Xốm gìn giữ, hương khói qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Người dân địa phương gọi là Miếu Chúa Bà họ Đỗ hoặc Miếu Gò.
Năm 1997 Ban Liên lạc họ Đỗ Việt Nam được thành lập có điều kiện thường xuyên đến dâng hương và chăm sóc miếu mộ của Ngài. Tuy nhiên trong nhiều năm di tích bị lấn chiếm rất nhiều. Vấn đề tôn tạo và xin nhà nước công nhận di tích lịch sử của họ Đỗ (Đậu) được đặt ra rất cấp bách. Năm 2013 Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đã tiếp nhận bào giao di tích từ ông trưởng tộc Nguyễn Vân Tằng (Thôn Vân Nội, Thanh Oai).
“Đây là một quyết định sáng suốt của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam, nếu chúng ta không tiếp nhận việc bàn giao thì khu Mộ sẽ trở thành vô chủ, họ Đỗ không có cơ sở để đề nghị nhà nước công nhận Miếu mộ Cụ là di tích cấp quốc gia. Đây là một việc làm thận trọng chứ không phải tùy tiện như một số vị đã gửi thư góp ý đến hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam” (trích Kỷ yếu Họp mặt họ Đỗ (Đậu) Việt Nam lần thứ 18).
Ngày 13.5.2016, tại Ban quản lí di tích danh thắng thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ trao nhận Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa Khu mộ Tổ họ Đỗ ( Đậu ) Việt Naṃ̀́ cho Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Naṃ̉́.
Miếu mộ Hương Vân Cái Bồ Tát cùng khu mộ Bát Bộ Kim Cương ở gò Thiềm Thừ được nhà nước công nhận di tích lịch sử, khẳng định tính chính danh của dòng họ về vấn đề chủ quyền và quản lý, tôn tạo di tích ổn định, lâu dài. Trong quá trình xây dựng hồ sơ di tích Hội đồng đã sao lục được trích lục bản đồ giải thửa ô đất số 154 có Miếu mộ của Ngài còn lưu giữ tại UBND huyện Thanh Oai.
Thời điểm họ Đỗ tiếp nhận di tích đã bị lấn chiếm quá nửa. Tường nhà dân áp sát mặt trước miếu, khiến ra vào hành lễ rất khó khăn. Tháng 9 năm 2012 Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đã cùng họ Nguyễn Vân và một một số Phật tử địa phương quyên góp xây lại miếu thờ Ngài. Tuy gặp không ít khó khăn nhưng cuối cùng Miếu đã xây xong tháng 1-2013 như ta thấy hiện nay.
Sau tròn10 năm, cuối năm 2022 Miếu mộ của Ngài lại được mở rộng thêm thửa đất số 153, diện tích trên bản đồ 81,7 m2.
Bà con trong và ngoài dòng họ rất phấn khởi mong một ngày gần nhất sẽ được tôn tượng thờ Ngài và 12 vị Tiên Nàng trên chính khu đất trước đây có ngôi chùa Đại Bi được chép trong sử phả.
Ngày đản của của Phật Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát năm tới nhất định sẽ được tổ chức trọng thể hơn mọi năm.
Năm mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma ha tát !
Bài Đôc Quang