TÂM LÝ CÂN BẰNG

TÂM LÝ CÂN BẰNG

Tâm lý liên quan trực tiếp đến sức khoẻ nhưng ít ai chú ý. Tinh thần vui vẻ, thoải mái thì ăn ngon, ngủ sâu, khoẻ mạnh. Tinh thần giận, mừng, lo, buồn, sợ dễ bị ảnh hưởng xấu đến gan, tim, tỳ, phổi, thận. Vì tâm lý như vậy làm các chất độc phát ra, máu chảy chậm hơn, các độc tố dồn cục lại và tăng lên đột ngột, rất dễ sinh ngộ độc máu, đột quỵ, đau dạ dày, ho hen, đau nhức xương khớp. Khoa học đã chứng minh rằng lúc bình thường, lấy hơi thở người bình thường để vào tuyết trong 10 phút, tuyết vẫn có màu trắng, nhưng lúc giận dữ thì có màu tím, tiêm chuột chết ngay, trong khi hơi thở lúc bình thường, vui vẻ tiêm không chết. Vì vậy hãy xả hết mọi giận, mừng, lo, buồn, sợ để tránh ảnh hưởng xấu đến gan, tim, dạ dày, phổi, thận. Nếu có ai trêu tức mình thì mặc họ, nếu tức quá 5 phút máu sẽ tím lại. Tâm lý học đề xuất 5 cách tránh tức giận: 1 là tránh đi; 2 là chuyển đi, người ta chửi thì mình đi đánh cờ, câu cá không thèm nghe; 3 là xả ra; nghĩa là tìm người thân để giãi bày, giải toả chứ không chửi lại nhưng cũng không để bụng dễ sinh bệnh; 4 là thăng hoa, nghĩa là họ càng chửi nhiều mình càng ra sức làm; 5 là khống chế, phương pháp chủ yếu nhất: Mày chửi thế nào ông cũng chẳng tức, không để ý làm gì. Xưa Phật Tổ Thích Ca giảng kinh hay quá bị một ông Bà la môn ghen tức, đi theo chửi mắng. Ngài không để ý làm vị kia không chửi được nữa mà lẽo đẽo đi theo hỏi: Vì sao ngài không chửi lại ? Phật trả lời: Nếu nhà ông có khách, ông biếu quà họ không nhận, phần ấy thuộc về ai? Bà la môn nói: Thuộc về tôi chứ về ai nữa. Đức Phật nói tiếp: Khi ông chửi, tôi không nhận những câu chửi ấy, thì cái đó là của ai? Ông chửi ông nghe, tôi có nghe đâu mà mất công chửi lại. Người chửi bắn nước mặt lên trời, sau nó lại rơi vào mặt mình mà thôi. Bà la môn nghe xong tâm phục khẩu phục, xin lỗi và xin được quy y Phật ngay tại đây. Thật quá tuyệt vời, nghĩ được như vậy đã là giỏi quá, làm được như vậy thật còn giỏi hơn, đáng để chúng ta học để bảo vệ sức khoẻ. Ở Trung Quốc có 2 câu chuyện rất nổi tiếng từ xưa về nhẫn nhịn:

Nguồn: Tự chữa lấy bệnh tại nhà.
Tác giả: Chân Không Không. NXBHĐ.