KÝ YẾU ĐỖ TỘC
NGUYÊN: QUẢNG NAM TỈNH – ĐIỆN BÀN PHỦ
DIÊN PHƯỚC HUYỆN – ĐA HÒA THƯỢNG TỔNG – BÀN LÃNH XÃ
(TÂN ĐỊA BỘ:XÃ ĐIỆN TRUNG –HUYỆN ĐIỆN BÀN –TỈNH QUẢNG NAM – NƯỚC VIỆT NAM)
Kính thưa:
– HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) TP HCM.
– Quý vị quan khách đại biểu chính quyền – Quý vị Đại Biểu TỘC HỌ Bạn.
– Quý bậc Trưởng thượng, cao niên trong dòng tộc ĐỖ (ĐẬU) TP HCM.
– Toàn thể cô bác, anh chị em, con cháu đồng chung huyết thống HỌ ĐỖ (ĐẬU) qua mấy ngàn năm lịch sử, hiện đang sinh sống, công tác, học tập tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
Tôi xin thay mặt HỘI ĐỒNG GIA TỘC – HỆ NHẤT TÔN ĐỖ THẾ tại TP. HỒ CHÍ MINH kính xin tóm tắt về sự hiện của TỘC ĐỖ BÀN LÃNH XÃ từ Ngài TRIỆU CƠ khởi nghiệp cho đến nay.
Kính thưa toàn thể quý vị!
Làng Bàn Lãnh Xã là đặc điểm trung tâm vùng đất Gò Nổi (Hiện tại gồm 3 xã của huyện Điện Bàn là Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong). Xã hiệungày xưa là đông giáp làng Đông Bàn (Điện Phong), tây giáp làng Bảo An (Điện Quang).
TỪ THỜI KHỞI THUỶ LÀ:
VIỆT NAM QUỐC – QUẢNG NAM TỈNH – ĐIỆN BÀN PHỦ
DIÊN PHƯỚC HUYỆN – ĐA HÒA THƯỢNG TỔNG – BÀN LÃNH XÃ.
Tiền Hiền TRIỆU CƠ khai cương lập nghiệp làng Bàn Lãnh Xã đến ngày nay là hai vị:
– Ngài PHẠM TRƯỜNG THỌ sanh ra TỘC PHẠM TRƯỜNG.
– Ngài ĐỖ LONG BẢNG sanh ra TỘC ĐỖ BÀN LÃNH XÃ và bây giờ thành ra hai HỆ: NHẤT TÔN ĐỖ THẾ (Hệ đàn anh) và NHỊ TÔN ĐỖ ĐĂNG (Hệ đàn em)
Xin được giới thiệu khái quát về hai Vị TIỀN HIỀN LÀNG BÀN LÃNH.
Hai ngài thuộc Hệ con cháu nhà Quí Tộc Khoa Bảng thời LÊ TRUNG HƯNG thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) các Ngài Đỗ Nhuận, Đỗ Tuần Thứ, Phạm Như Huệ vừa là quan đương triều, vừa là thi nhân của “Thi Đàn Nhị Thập Bát Tú” do nhà vua làm Nguyên Soái, cụ Đỗ Nhuận làm Phó Soái. Đồng triều đồng nghĩa tương thân tri kỷ lập ước kết tình thông gia PHẠM – ĐỖ thành duyên… Ngài Phạm Như Huệ gã ái nữ là Ngài PHẠM THỊ về làm dâu ĐỖ TỘC tức là vợ Ngài ĐỖ THẾ KHOA là Trưởng nam của Ngài ĐỖ TUẦN THỨ. Về sau vì không con nên bà thất lộc sớm, Ngài ĐỖ THẾ KHOA mới phối ngẫu với bà DƯƠNG THỊ CƠ hạ sanh Ngài ĐỖ LONG BẢNG nay là TRIỆU THỈ KHAI CƠ TIỀN HIỀN BÀN LÃNH XÃ.
Thọ di ngôn Tổ phụ, “Trung thành với LÊ Triều, chí hướng đầu Nam lập nghiệp”. Nhưng Ngài vẫn nối nghiệp nhà, thân làm Tri phủ. Đến hoàn cảnh LÊ Triều suy thoái, Mạc Thị chuyên quyền, năm Đinh Hợi (1527).
Thừa di ngôn của Tổ Phụ “Bắc địa đầu Nam lập nghiệp, dữ biễuhuynh PHẠM TRƯỜNG THỌ, Nam trình đăng tiến. Hoàng hiệu Cung Hoàng, Đinh Hợi niên gian (1527)”. Từ đây nhà MẠC soán ngôi LÊ, đến năm Quý TỴ (1533), ông Nguyễn Kim đưa con cháu nhà LÊ là Lê Trang Tônglên ngôi vua cùng đem quân đi đánh nhà MẠC.
Vậy tính từ Ngài TIỀN HIỀN THUỶ TỔ gần 500 năm sanh hạ được 16 Đời và được sắc phong “BÀN THỔ KHAI CƠ DỰC BẢO TRUNG HƯNG” thời MINH MẠNG. đến thời KHẢI ĐỊNH năm thứ 9 gia tặng 4 chữ: “ĐOAN TÚC ĐÔN NGƯNG ĐỖ ĐẠI LANG LINH PHÒ CHI TÔN THẦN ĐẶC CHUẨN QUỐC KHÁNH PHỤNG SỰ” (Xem bản dịch SẮC PHONG TIỀN HIỀN ĐỖ THẾ TỘC).
Những làng xã đông tây kế cận như Đông Bàn có 4 Tộc có Tiền Hiền là PHẠM, NGUYỄN, HỒ, VĂN. Ở Bảo An có 3 Tộc có Tiền Hiền là PHAN, NGUYỄN, NGÔ (Tam Liên Kiết Hữu). Riêng ở Bàn Lãnh xưa kia có Cồn ông Hiu (Sân vận động xã Điện Trung, hay nhìn xéo về phía Đông – Bắc sau lưng trường PTTH PHẠM PHÚ THỨ bây giờ) là sân tập Binh Tượng (voi để đánh giặc) của Chiêm Thành. Ở đình Bàn Lãnh xưa có cây Đa cao nhất và câu dân ca nổi tiếng của xứ Quảng ngày nào đã ăn sâu trong tâm khảm con người Gò Nổi – Điện Bàn:
“Cây đa nào cao cho bằng cây đa Bàn Lãnh,
Đất nào thanh cảnh cho bằng đất Bảo An…”
Trải qua bao cuộc chiến tranh, hiện giờ cây Đa không còn nhưng chỉ cònLàng cònĐất.Vẫn tha thiết một tình người, tình quê chan chứa. Luôn mở rộng lòng đón những yêu thương, với bao tấm lòng hiếu thảo tha phương,mãi mong muốn có một ngày về thăm quê hương mẹ.Như một minh chứng về tấm lòngyêu thương chia sẽ. Đất quê Thanh cảnh, có cây ĐaBàn Lãnh che bóng mát tình người và thấy rất đổi tự hào vềtrên mãnh đất quê hương.
Những dấu ấn thật đáng trân trọng vẫn còn lưu tích,tại Chánh tẩm Từ Đường Tộc ĐỖ THẾ tại quê còn câu đối là:
“Bàn phong lập xã sanh dân Điện,
Lãnh địa khai cơ đức Thế Diên.”
Ý nghĩa của câu đối là Tộc ĐỖ THẾBàn Lãnh là một trong những tộc đương thời có tên tuổi ở phủ Điện Bàn, huyện Diên Phước. Những Bảo vật còn lưu lại của Gia Tộc là những trang Phổ Hệ lâu đời, được tu bổ, cập nhật và kê cứu kịp thời bằng chữ Hán. Bản Tu lục gần nhất của Gia Tộc còn giữ đến nay đã là 108 năm. Bản này tu bổ năm Duy Tân thứ 3, tức năm Mậu Thân(1908). Với giấy mực ngày xưa mà giữ cho đến ngày hôm nay có phần suy tổn, nhưng vẫn còn để Pho to lại phần căn bản đầy đủ của một Dòng Tộc lưu lại cho Hậu thế đời đời.
Kính thưa toàn thể quý vị! Theo lịch sử của đất nước hay như lịch sử của Tộc ĐỖ (ĐẬU) VN thì 500 năm không phải là nhiều. Nhưng với một Gia Tộc từ lúc xa xưa đi mở mang bờ cõi. Qua bao cuộc thăng trầm từ thời Lê Trung Hưng đến thời Pháp thuộc, tiếp theo là chiến sự triền miên phân tranh ác liệt, đất nước chia đôi, tương tàn binh lửa.
Những người con dân Đỗ Tộc đã anh dũng hy sinh qua bao kỳ chiến tranh vì Tổ quốc giống nòi. Trên Quê hương Gò Nổi dấu yêu, Bàn Lãnh, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam. “Mãnh đất của những anh hùng” ngàn đời còn ghi lại bao đau thương tang tóc của chiến tranh để viết nên những trang sử oai hùng về truyền thống trung kiên, bất khuất, hy sinh đấu tranh cho sự ấm no và yên bình trên quê hương Bàn Lãnh Xã.
Thật oai hùng và thiêng liêng như hồn thiêng sông núi, lại vọng vềtrong những lời từ bài hát ĐỖ – CA:
“Có một giòng họ nằm trong trăm họ từ cội nguồn rất xa.
Có một giòng họ nằm trong trăm họ là họ ĐỖ VIỆT NAM…
…Dòng HỌ ĐỖ VIỆT NAM,
Ơi! Những người con làm rạng danh đất nước!
HỌ ĐỖ VIỆT NAM! Những người con viết trang sử vàng.
Xanh như cây, tươi như đất.
DÒNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM,
DÒNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM.
Lấy Đức lấy Tâm để lưu truyền mai sau,
Lấy Đức lấy Tâm để lưu truyền mai sau.”
Những vị Tiền bối thời xưa phụng sự “Sanh vi Tướng, tử vi Thần”.Vào đời thứ 6 (đệ Lục Thế Tổ) có Ngài ĐỖ THẾ THÀNH được triều đình phong là “HÙNG OAI TƯỚNG QUÂN” Mộ của Ngài đã được tôn tạo trang nghiêm tại xứ Cồn Chùa (xóm Bình Khương) quê nhà,dân hay gọi là mộ Ông Cụ Sơn. Hay vào đời thứ 7 (đệ Thất Thế Tổ) có Ngài ĐỖ THẾ TỰ (LIÊM) cũng làm đến chức “CAI ĐỘI MINH HẦU”.
Trong thời kỳ cận đại và hiện tại, những người có công thì được Nhà nước phong tặng, truy tặng những danh hiệu: “Anh Hùng, Dũng Sĩ, Chiến Sĩ, Liệt Sĩ hay Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”. Thật vẽ vang và thật đáng tự hào.
Thời xưa cũng tinh thần hiếu học cầu tiến làm người, mỗi gia tộc điều có các vị học hành đỗ đạt ra làm quan chức triều đình, hay được bổ làm Tri Phủ, Tri Châu “Tấn vi quan, thối vi sư” cũng nhiều. Ngày nay trong buổi thanh bình, dân trí tăng theo đà tiến bộ,mỗi gia tộc điều có những người học vị cao: Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân, Khoa học còn đương thời tại ngũ, phẩm hàm quan chức cũng nhiều. Thương nghiệp nâng cao, Doanh nhân giỏi, Nông nghiệp cũng tiến bộ nhiều. Những điển hình tiên tiến có điều khắp trên các địa phương.
Dấu son văn hoá của Tộc ĐỖ Bàn Lãnh Nhất Tôn ĐỖ THẾ ở làng xưa có 2 ngôi Từ Đường. Tại Tam Xuân (Tam Kỳ. QN) và ở An Thinh (Đại Chánh – Đại Lộc- QN). Cũng vì “Sinh kế ly hương, tìm phương lập nghiệp”, anh em con cháu Tộc ĐỖ THẾ đa phần đã xem nơi đây (TP HCM) là quê hương thứ 2 của mình. Theo đạo lý cao quí nhớ về cội nguồn, tưởng kính Tổ Tiên, trong tâm tưởng và ý hướng của cháu con Tộc ĐỖ THẾ những mong có được điều kiện để thờ tự nhang khói cho Ông Bà Tông Môn Phả Tộc. Và ở nơi đây trên mãnh đất Bình Hưng Hoà A – Bình Tân (TP HCM)có thêm 1ngôi Từ Đường ĐỖ THẾ TỘC.Ngôi Từ Đường này cũng thêm một địa chỉ ghi tên trên hình đồ lưu dấu của Dòng Tộc HỌ ĐỖ VIỆT NAM nói chung và ĐỖ THẾ TỘC nguyên quán Bàn Lãnh Xã nói riêng.
Tại những nơi này anh em con cháu cùng quy tụ về thắp một nén hương để dâng lên lòng tưởng nhớ và truy niệm về công đức của Tiền nhân, về ơn khai cơ tạo nghiệp của Ông Bà Tiên Tổ trong mỗi dịp Xuân kỳ, Thu tế. Và nơi đây anh em con cháu Tộc ĐỖ THẾ có điều kiện để hiểu biết nhau và nhận ra tông tích cũng như vai vế của mình, hầu gắn chặt tình thương yêu huyết thống và cùng quan tâm chia sẻ trong cộng đồng gia tộc. Đời đời gắn kết mãi mãi dấu ghi, thấm nhuần câu đạo lý “Giọt máu đào hơn ao nước lã”
Những gì nêu trên là khái quát về TỘC ĐỖ Bàn Lãnh Xã từ đời Thuỷ Tổ cho đến ngày nay,chỉ tóm tắc dựa trên dấu tích của Dòng Họ và lịch sử VN nên không khỏi có phần thiếu sót cần hoàn bị thêm để con cháu đời đời sau ghi dấu. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân tình của quý vị, và luôn tâm niệm rằng:
Cảm niệm cao vời đức Tiền Nhân,
Biết mấy xa xôi thấy cũng gần;
Lòng vẫn hướng về nơi Nguồn Cội,
Quang vinh ĐỖ – ĐẬU mấy ngàn năm.
Tình thương Gia Tộc trong tâm khảm,
Nâng đỡ nêu cao đức kiệm cần;
Hiếu kính chung lo tròn nợ nước,
Giữ gìn đạo nghĩa với toàn dân.
Kính thưa toàn thể quý vị! Hôm nay trong không khí vô cùng phấn khởi trang trọng này, kính gởi đến quý vị quan khách cùng toàn thể quý bà con Dòng Tộc lời chân thành, chia sẽ và cảm thông trong tình thâm huyết thống.
Xin trân trọng kính chào!
Đỗ Thế Ngọc.
Chủ tịch H/Đ GIA TỘC – TỘC ĐỖ THẾ tại TP.HCM.