Đạo thờ Phật, Thánh, Thần, Quan nước Việt

Ngày Phật đản mồng 8 tháng 4 năm nay tại khu vực Hà Đông và Thanh Oai diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm ngày sinh của Hương Vân Cái Bồ Tát và Tổ tiên đất Việt.
Buổi sáng tại khu di tích gò Thiềm Thừ hàng trăm phật tử từ nhiều miền của tổ quốc đã về dự lễ dâng hương. Năm nay có nhiều Phật tử ở rất xa như Tây Nguyên, Long An, Bến Tre…cũng về dự lễ dâng hương.
Tại buổi lễ cụ Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW, Giám đốc Trung tâm văn hóa người cao tuổi Việt Nam đã giới thiệu cuốn sách “Sa môn Phật giáo của người Việt”. Tác giả: TS Lã Duy Lan. Nhà xuất bản Hội nhà Văn năm 2023.
Buổi chiều tại khu di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà thờ Quốc Tổ Lạc đã có nhiều hoạt động hướng về thờ phụng tổ tiên và bảo vệ tổ quốc.
– Lễ dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng pháp khí (trống đồng, cồng lệnh).
– Lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương.
– Lễ cung nghinh pháp khí từ Đình (Đền) Nội Bình Đà về nhà thờ Bách Việt triệu tổ và trao cờ lệnh của Quốc tổ cho đồng bào chiến sĩ tại các huyện đảo Trường Sa và Côn Đảo.
– Lễ dâng hương và an vị pháp khí tại nhà thờ Bách Việt triệu tổ
Nhà thờ Bách Việt triệu tổ là nơi thờ phụng Tổ tiên Bách Việt từ thời Cực lạc được cho cách đây khoảng 7.000 năm. Đây cũng là nhà thờ họ Nguyễn Vân mà trưởng tộc nối đời giữ chức Đường thượng nguyên trưởng lo việc phụng thờ phật, thánh, thần, quan Việt tộc. Hương Vân Cái Bồ Tát theo thần phả lưu giữ ở đây chính là tối cao ngoại Tổ họ Nguyễn cùng vua Đế Minh khai sáng triều đại Hòng Bàng.
Theo ban tổ chức pháp khí an vị tại đây là món qua của Quốc tổ dân lên bà ngoại nhân sinh nhật của người.
Xin trích đăng một đoạn trong sách “Sa môn Phật giáo của người Việt” để bạn đọc có thông tin về việc xây dựng các nơi thờ tự và hệ thống tượng thờ của nước ta từ thời nhà Đinh gồm 72 thần từ, phật tự. Nhà thờ Bách Việt triệu tổ là một trong số đó:
II. VIỆC XÂY DỰNG CÁC NƠI THỜ TỰ VÀ HỆ THỐNG TƯỢNG THỜ
CỦA NƯỚC TA
72 ngôi đền được xây dựng vào thời Đinh ở tổng Đại Lôi (do các vị:
Quốc công Nguyễn Đức, Định quốc công Nguyễn Bặc và Hoàng hậu Đan Gia – sinh ra Đinh Liễn, cùng chủ trì. Ba vị là ba anh em ruột) được chia thành ba khu vực:
* 24 tòa đền Thượng là khu vực quan trọng nhất do Quốc công trực tiếp quản lý, làm chủ tế, có hệ thống chức sắc giúp việc, có “vệ đô” (giống như dân quân địa phương bây giờ) và quân lính triều đình ngày đêm canh gác.
24 tòa đền Thượng (mỗi tòa thờ một hoặc một vài vị) thờ các vị:
– Thủy tổ cửu tộc (9 họ đầu tiên) khi bắt đầu chia họ.
– Đế Thiên là người đứng đầu cửu tộc hay Thủy tổ Bách Việt. Đế Thiên còn được gọi là Bàn Cổ, Phục Hy, Hy Hòa, Đế Hòa, Đế Thiên – Đế Thích, Phật A di đà. Dân gian gọi nôm na là ông Tứ tượng.
– Mẫu Địa hay Địa Mẫu, dân gian gọi là bà Nữ Oa.
– Đế Viêm
– Thần Nông
– Đế Khôi cùng hai vị phụ chính Hữu Sào, Toại Nhân.
– Đế Tiết
– Đế Thừa
– Đế Minh cùng hai người em là Đế Nghi và vua nước Đại Lý (33)
.Tòa này gọi là thờ Tam phủ công đồng (cùng thế hệ), trong đó, Đế Minh là Trung phương chúa tể, Đế Nghi là Bắc phương chúa trưởng hay Bắc Địa hầu, dân gian gọi là Bắc Đẩu, còn vua nước Đại Lý (Nguyễn Long Cảnh) là
51
Nam phương chúa trưởng hay Nam Thiên vương, dân gian gọi là Nam Tào.
Ba vị thờ ở Tam phủ công đồng này được dân gian gọi là Ba vị Đức Chúa.
– Kinh Dương Vương hay Ngọc Hoàng Thượng Đế.
– Đế Lai (Nguyễn Như Lai).
– Lạc Long Quân.
– Tứ phủ công đồng (cùng thế hệ) thờ các vị Nguyễn Nghiêm,
Nguyễn Quyền, Nguyễn Khoản và Nguyễn Huề – là bốn người con trưởng thành của Kinh Dương Vương, giúp vua cha cai quản đất nước, mở mang các nghề nghiệp mới cho dân.
– Ngũ vị tôn ông (cùng thế hệ) thờ năm người con của Kinh Dương Vương: Nguyễn Nghiêm (Thần Gió), Nguyễn Bé (chết trẻ, là Thần Mưa), Nguyễn Quyền (Thần Mây), Nguyễn Khoản (Lạc Long Quân, Thần Sấm),
Nguyễn Huề (Thần Chớp).
– Tứ vị chầu bà: thờ bốn vị tổ mẫu kế tiếp là Đệ nhất Thiên Tiên (bà Đỗ Thị Ngoan, vợ của Đế Minh tức Hương Vân Cái bồ tát), Đệ nhị Thượng Ngàn (bà Hồng Đăng Ngàn, vợ Kinh Dương Vương), Đệ tam Thủy Phủ (bà Âu Cơ, vợ Lạc Long Quân), Đệ tứ Khâm Sai (vợ Hùng Quốc Vương (tức Hùng Vương thứ nhất), nguyên là con gái Lạc tướng huyện Chu Diên).
– Tứ phủ Thần Linh: thờ bốn đời tổ kế tiếp làm vua và đứng đầu Bách Việt: Thái Khương công Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh), Kinh Dương Vương Nguyễn Lộc Tục, Lạc Long Quân Nguyễn Khoản, Hùng Quốc vương Nguyễn Lân.
– Tam tòa Thánh Mẫu: thờ ba vị tổ mẫu kế tiếp có nhiều công lao to lớn nhất: Thiên Tiên Thánh Mẫu (vợ Đế Minh), Mẫu Thượng Ngàn (vợ Kinh Dương Vương), Mẫu Thủy hay Mẫu Thoải (vợ Lạc Long Quân).
– Bát Bộ Kim Cương: thờ tám vị họ Đỗ, em của Hương Vân Cái bồ tát, cậu của Kinh Dương Vương có nhiều công lao to lớn: Đỗ Xương, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Cường, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng. Trở lên đó là các vị Tổ Phụ, Tổ Mẫu khai sáng nên cơ đồ dân tộc và một số vị nữa (ngoài họ Nguyễn) có công lao to lớn đối với đất nước. Các vị vừa kể có từ thời mới chia họ (cuối thời Cực Lạc), qua thời Viêm Bang cho đến giai đoạn mở đầu của thời Bách Việt và các vua Hùng.
52
Tuy nhiên, 24 tòa đền Thượng ở Đại Lôi được làm vào thời Đinh cho nên đã bổ sung thêm vào đó cả các vị ở thời các vua Hùng nữa, đó là:
– Tứ vị bất tử: thờ bốn vị mà đức độ, tài năng và công lao vẫn sống
mãi trong lòng các thế hệ người Việt, đó là: Thánh Gióng (Nguyễn Văn Cương) ở đời Hùng Vương thứ 7 có công đánh giặc Ân, Tản Viên Sơn Thánh hay Đức Thánh Hiền (Nguyễn Tuấn) ở thời Hùng Vương thứ 18,
Tiên Dung – Chử Đồng Tử (con gái và con rể Hùng Vương thứ 18).
– Đông Hải Đại Vương (con rể đầu của Hùng Vương thứ 18).
– Bách bộ đức ông: là 100 vua Hùng.
(Cũng ở Đại Lôi có tài liệu nói Tứ vị Chầu Bà là thờ bốn vị Tổ Mẫu cùng thế hệ, là vợ của bốn anh em trưởng thành, con của Kinh Dương Vương, đó là vợ của các vị Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Quyền, Nguyễn Khoản và Nguyễn Huề. Lại cũng có tài liệu nói Tứ phủ Thần Linh là thờ bốn vị Tổ Mẫu, vợ của bốn đời vua kế tiếp (Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Quốc Vương) là: Đệ nhất Thiên Tiên, Đệ nhị Thượng Ngàn, Đệ tam Thủy Phủ và Đệ tứ Khâm Sai. Vậy từ đây có thể coi ở tòa Tứ phủ Thần Linh là thờ chung cả ông và bà của bốn đời vua kế tiếp là Thái Khương công Nguyễn Minh Khiết và Hương Vân Cái bồ tát, Kinh Dương Vương và bà Hồng Đăng Ngàn, Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, Hùng Quốc Vương và bà Hoàng hậu nguyên là con gái Lạc tướng huyện Chu Diên).
24 Tòa Đền Trung ở khu vực các làng Văn Nội, Nhân Trạch, Trinh Lương của xã Phú Lương ngày nay, trong đó thờ một số vị thần chính yếu đã có ở đền Thượng như: Thủy tổ Cửu tộc, Thủy tổ Bách Việt, Tứ phủ Thần Linh, Tam tòa Thánh Mẫu, Kinh Dương Vương), còn nữa là thờ Hai Bà Trưng, vợ chồng cụ Hùng Định (cha mẹ Hai Bà Trưng), vợ chồng cụ Đỗ Năng Tế (thầy dạy học của Hai Bà Trưng và một số vị tướng) cùng 12 bà mẹ và 36 vị tướng trong cuộc khởi nghĩa mang tên Hai Bà.
24 Tòa Đền Hạ ở khu vực các làng Bắc Lãm, Thượng Mạo, Động
Lãm của xã Phú Lương bây giờ cũng thờ các vị thần chính yếu đã có ở đền Thượng (Thủy tổ cửu tộc, Thủy tổ Bách Việt, Tứ phủ Thần Linh, Tam tòa Thánh Mẫu, Kinh Dương Vương) còn nữa là thờ Thục An Dương Vương, Triệu Vũ Đế, Tiền – Hậu Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục. Bắt đầu tư thời Đinh ở Đại Lôi, cùng với việc xây dựng Nam thiên thất thập nhị từ, thì nhiều vị trong các vị thần kể trên cũng được “tạc” bằng
53
đất nung hoặc tạc bằng đá và lễ vật dâng cúng thì bằng cỗ mặn (theo quan niệm dương sao âm vậy). Nhưng đến đầu thời Lý, khi ấy đạo phật từ Ấn Độ đã truyền vào nước ta và đang phát triển mạnh, cho nên theo chủ trương của vua Lý Thái Tổ và đồng thời cũng là ý kiến của Quốc công và Hội đồng tộc biểu, thì các vị thần được thờ cũng được gọi là các Đức Phật, các Đức Bồ tát và lễ vật dâng cúng thì bằng cả cỗ mặn và cỗ chay, tùy theo từng lễ tiết và tùy theo từng vị được thờ. Tượng đất nung, tượng đá dần dần cũng được thay thế bằng tượng gỗ.
Cũng từ đầu thời Lý, một số ngôi chùa đã được dựng lên tại các địa phương, bổ sung thêm vào một số ngôi ít ỏi đã có từ thời Đinh và Tiền Lê.
Việc dựng chùa, tô tượng, đúc chuông, khánh vẫn tiếp tục được phát triển ở các giai đoạn về sau, nhất là từ thời Lê trở đi, đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở hầu khắp các địa phương nước ta (nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ). Vật liệu làm chùa thì bằng gạch ngói, gỗ tứ thiết chứ không phải bằng gỗ, tranh, tre như hồi khởi đầu. Hệ thống tượng Phật thì lấy từ hệ thống các vị Thần, bây giờ đã là các Đức Phật và các vị Bồ Tát, được thờ tại 24 tòa đền Thượng ở Đại Lôi, bổ sung thêm hai vị nữa ở đền Trung cũng ở Đại Lôi. Tuy nhiên, vì khuôn viên của chùa tại mỗi địa phương là có hạn, không thể có không gian như 24 tòa ở đền Thượng được, vậy nên phải có sự điều chỉnh lại cho thích hợp.
Sự điều chỉnh ấy trước hết được thể hiện ở phần kiến trúc: chùa Việt Nam gồm hai nơi cùng ở một khu vực là chùa và điện mẫu. Ngoài ra còn có nhà thờ tổ và một số kiến trúc phụ. Nhà thờ tổ là để thờ các đời nhà sư đã trụ trì tại chùa đó. Các kiến trúc phụ là dành cho nơi ở và sinh hoạt của nhà sư, tiểu và những người giúp việc (các bà vãi). Sự điều chỉnh ấy còn được thể hiện ở chỗ: ngay cả một số bức tượng cũng được tạc theo thể thức rút gọn.
Chùa Việt Nam được thiết kế theo hình chữ Đinh ( ) – nhìn từ trong ra. Nét sổ của chữ Đinh được gọi là chính điện hay thượng điện, còn nét ngang là nhà tiền tế hay hạ điện.
Tại chính điện Trong hệ thống các pho tượng thờ thì một số pho cũng được tạc theo hình thức rút gọn và tất cả được bố trí như sau (cần chú ý: các pho tượng đều có bệ được bố trí thấp dần):
54
– Sáu (hoặc chín) pho Tam thế cao nhất ở phía trong cùng là Thủy tổ cửu tộc, cũng là đại diện cho các thế hệ Tổ tiên ở thời Cực Lạc mà dấu hiệu nhận ra là mũ mắt na đội trên đầu (được tết hoặc buộc bằng dây, là trang phục của thời ấy của bộ tộc Việt Thường – thường hay thằng nghĩa là thừng hay sợi dây, se rồi tết hay bện lại) hay còn gọi là mũ ni che tai, được quan niệm là các thế hệ đã quá xa xôi không còn tham dự vào việc đời nữa. Các vị thuộc thế hệ ấy cũng được coi là “tám vạn bốn ngàn vị” ở “ba ngàn thế giới” – nghĩa là chỉ để cháu chắt tưởng nhớ thôi chứ không can dự gì đến cõi trần.
– Đế Thiên hay Thủy tổ Bách Việt, Phật hiệu A Di Đà (tiếng Phạn có nghĩa là người sống lâu muôn tuổi).
– Đế Viêm (các đời) và Thần Nông (các đời) được tạc thành một pho gọi là Phạn vương (phạn là cơm). Đó là vì Đế Viêm là người dạy dân nung gốm sứ làm nồi đất rồi sau đó luyện kim loại làm nồi đồng để thổi cơm, còn Thần Nông thì dạy dân cấy lúa để có thóc gạo.
– Đế Khôi.
– Hai vị Hữu Sào, Toại Nhân được tạc chung vào một pho gọi là Lão
Long cát. Đó là hình ảnh một cụ già râu tóc bạc trắng, phúc hậu (lão), mang lại điều lành (cát) cho nhà vua (long), tức là giúp vua Thần Nông cuối cùng (Đế Khôi) khôi phục lại giang sơn.
– Đế Tiết là người tiên lượng được các hiện tượng khí hậu thời tiết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
– Đế Thừa hay Sở Minh công là người có công rất lớn trong việc đẩy nhanh tốc độ khai phá đồng bằng, cấy trồng lúa nước và tìm các loại thảo dược làm thuốc chữa bệnh cho dân.
– Ba vị Đức Chúa: Đế Minh, Đế Nghi và vua nước Đại Lý. Thường
thì ba vị Đức Chúa được đặt ở chính điện, nhưng có một số chùa lại được đặt ở một gian kế bên.
– Đức Phật Như Lai (Đế Lai).
– Đức Phật Quan Âm, đó là 100 vị La Hán (nghĩa của La Hán theo tiếng Phạn là người không phiền não, xa lìa mọi điều ác, sống vui vẻ hòa thuận và có nhiều công lao với nước với dân) được tạc chung thành một pho tượng (vì thế mới có nhiều mắt nhiều tay, tuy nhiên số tay và số mắt ở các chùa lại tạc không thống nhất). 100 vị La Hán này là để chỉ chung các
55
vị có công với nước với dân ở thời Bách Việt và các vua Hùng. Tuy nhiên vì một số tượng Đức Phật Quan Âm được tạc ở giai đoạn muộn (cuối thời Lê và trong thời Nguyễn) nên đã tăng lên đến 500 vị La Hán (vì thế mới có nghìn mắt nghìn tay) và được quan niệm là các vị có công với nước với dân có từ thời Bách Việt và các vua Hùng kéo dài cho đến cả thời Lý.
– Kinh Dương Vương hay Ngọc Hoàng Thượng Đế, được quan niệm là sau khi hóa (vào 25 tháng chạp âm lịch) thì về cõi trời làm Ngọc Hoàng Thượng Đế từ đấy vĩnh viễn cai quản cõi trần, hành hóa các hiện tượng tự nhiên mây mưa gió sấm chớp xuống cõi trần. Năm người con của Ngọc Hoàng Thượng Đế là năm vị thần của các hiện tượng tự nhiên này, vì thế ở nhiều chùa còn tạc năm bức tượng nhỏ đứng trước mặt vua cha.
– Lạc Long Quân còn gọi Hùng Hiền Vương, Long Quân (dân gian
gọi là ông Di Lặc mà nghĩa là người có ý nghĩ từ bi).
– Ở vị trí trung tâm chính giữa Tam Bảo là Tòa Cửu Long. Đứng ở
giữa tòa Cửu Long là tượng Hương Vân Cái bồ tát hay Đức Phật Thích ca (tức là Đức Phật khởi xướng hay Đức Phật đi trước mở đường). Cửu Long là chín con rồng, tức chín dòng sông, chín miền đất nước (do có người được tạc đứng xung quanh các con rồng), tượng trưng cho Cửu tộc ban đầu hay trăm họ về sau cùng chầu vào Đức Phật. Chín dòng sông này còn là tượng trưng cho đất Kinh đô Nghĩa Lĩnh của thời Bách Việt và các vua Hùng, do ở đấy có chín khe nước nhỏ (là Cẩm Khê, Cấm Khê, Nhụy Khê, Kim Khê, Huyền Khê, Phong Khê, Phù Khê, Thanh Khê và Thạch Tuyền),
có triều đình và dân chúng sinh sống, cùng hướng về Hương Vân Cái bồ tát. Bức tượng Hương Vân Cái bồ tát được tạc là một bà già, đầu cạo trọc (xuống tóc đi tu), cởi trần, đóng khố (là trang phục của thời ấy), nhiều người nhầm gọi đó là tượng Thích ca sơ sinh (tức là Thích ca Tất Đạt Đa sơ sinh) nhưng không phải như vậy. Bởi vì, nếu là Thích ca sơ sinh thì khuôn mặt phải là trẻ thơ, trên đầu còn tóc và có lẽ cũng chưa thể đứng vững để chỉ trời chỉ đất được. Vả lại, Đức Phật thích ca Tất Đạt Đa mãi đến năm 29 tuổi mới xuất hành đi tu, 35 tuổi mới chứng ngộ, vì thế khi Ngài còn là trẻ
sơ sinh thì làm sao đã tự đứng lên để thành Phật được?
– Các bức tượng ngồi ở hai bên chính điện cùng chầu vào Tam Bảo
là Thập điện minh vương. Đó là 10 vị Hùng Vương đại diện cho 100 vua
Hùng hay Bách bộ Đức Ông, sau khi hóa được quan niệm là đi cai quản ở khắp các địa phương trong cả nước. Ở một số chùa, thay cho Thập điện minh vương là Thập bát la hán – tức 18 đời Hùng Vương thống nhất Bách
56
Việt. Ở một vài chùa lớn còn có hai dãy nhà hành lang ở phía sau chính
điện để thờ 72 vị la hán, đó là 72 vị thủy tổ của các họ mới chia lần thứ hai ở giữa thời Viêm Bang, sau lần chia thứ nhất ở cuối thời Cực Lạc với 9 họ.
– Ở một số chùa lớn còn có cả Thập điện diêm vương được đặt ở một
gian bên, trong đó có cảnh các tội nhân (là những người phạm các tội khi còn sống) bị quỷ sứ tra khảo hành hạ. Thập điện diêm vương cũng là 10 vị Hùng Vương đại diện cho 100 vua Hùng, sau khi hóa được quan niệm là xuống cai quản cõi âm.
– Ở hai bên cánh gà của thượng điện, tại vị trí ngang với sáu hay chín pho tam thế nhưng thấp hơn rất nhiều là tượng của hai mụ Thiện (mụ là từ cổ để chỉ bà, mẹ một cách kính trọng). Đó là hai bà mẹ, một mẹ cả (bà bồng con) và một mẹ đẻ của Hai Bà Trưng. Cụ Hùng Định lấy hai vợ, vợ cả sinh Lã Nam (còn gọi Chàng Hối, Cai Công) thì đi tu, vợ thứ hai sinh Hai Bà Trưng và Khổng Chủng. Hai bà mẹ của Hai Bà Trưng có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa mang tên Hai Bà và đều anh dũng hi sinh giữa trận tiền, nguyên ủy được thờ tại đền Trung ở Đại Lôi (cũng là quê hương của Hai Bà). Việc đặt hai bức tượng thờ tại vị trí khiêm tốn như vậy, theo chúng tôi hiểu là có sự bàn bạc, sắp xếp của Quốc công và Hội đồng tộc biểu, với quan niệm Hai Bà đảm nhiệm việc trông nom các công việc thường nhật ở cõi Phật (như dâng hương hoa, dâng cơm ăn nước uống hàng ngày lên các Đức Phật), vì thế mới gọi là hai bà là hai mụ Thiện (ngự thiện là ăn cơm).
Bức tượng mụ Thiện bồng con được nhiều người gọi là Quan Âm thị Kính, đó là do căn cứ vào sự tích Quan Âm thị Kính được Nguyễn Cấp biên soạn vào đầu thời Nguyễn, là một cách dùng văn học dân gian có chủ định để giấu kín tung tích thật, chứ làm sao lại có chuyện dân ta đi lấy một bà ở tận Cao Ly (Triều Tiên) về để thờ được. Ở chùa Tường Quang (thuộc
thôn Thượng Mạo xã Phú Lương) còn có tượng của hai vợ chồng bà Trưng Trắc và hai vợ chồng bà Trưng Nhị nữa, ở gian thờ phụ.
Tại nhà tiền tế
– Ở giữa nhưng chếch sang hai bên là tượng hai vị hộ pháp, được
quan niệm là hai vị canh giữ cho cõi Phật. Hai vị hộ Pháp còn được gọi:
một vị là Khuyến thiện, một vị là Trừng ác, là có ý khuyến khích và cảnh báo về hành vi của mọi người. Tại một số chùa, hai bức tượng hộ pháp được thay bằng 8 bức tượng kim cương (tức Bát Bộ Kim Cương) cũng làm nhiệm vụ bảo vệ cho cõi Phật. Bát Bộ Kim Cương là 8 người cậu họ Đỗ
57
của Kinh Dương Vương, có công giúp cháu đánh giặc lại có công rèn sắt
đúc đồng, nung gốm sứ và giúp cháu trị vì đất nước, để lại rất nhiều công
đức.
– Tượng Đức Ông – Bản Cảnh Thành Hoàng ở bên phải nhà tiền tế
(nhìn từ trong ra). Đó là một trong Bách bộ Đức ông (tức 100 vua Hùng)
được quan niệm là sau khi hóa thì về các làng xã để cai quản, đến 25 tháng
chạp âm lịch (là ngày hóa của Kinh Dương Vương tức Ngọc Hoàng Thượng Đế) thì về trời chầu Ngọc Hoàng và hội họp thiên đình. Vì thế mà dân gian nước ta có câu ca dao: Hai ba là tết ông Công/Hai bốn tắm gội hai lăm về chầu. Tức là ngày 23 tháng chạp, các gia đình trong cả nước đều
làm cỗ cúng để tiễn ông công tức Bản cảnh thành hoàng của làng mình.
Ngày 24 các ông công tắm gội thay trang phục mới, rồi đến ngày 25 thì cưỡi cá chép hóa rồng về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế và hội họp thiên đình (tục lệ thả cá chép xuống sông hoặc hồ, đầm lớn của nước ta là có xuất
phát từ đây).
– Tượng Đức Thánh Hiền tức Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn ở phía bên trái nhà tiền tế (nhìn từ trong ra) là một trong tứ vị bất tử (Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh và Tiên Dung – Chử Đồng Tử), sinh thời là
người hiền đức, có nhiều tài trí, đã từng được Hùng Vương thứ 18 nhường
ngôi cho một thời gian, sau khi hóa được quan niệm là về cõi trời để giúp Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trần.
Trong tứ vị bất tử, chỉ có Tản Viên Sơn Thánh là có tượng trong chùa còn Thánh Gióng và Tiên Dung – Chử Đồng Tử thì có các nhà thờ riêng ở Đại Lôi và nhiều địa phương khác, chứ không đưa vào chùa chung.
Tuy nhiên, lại có thể hiểu rằng: Trong số các vị có công với đất nước được
thể hiện trong tượng Quan Âm bồ bát (100 hoặc 500 vị), tất nhiên là đã có
cả Thánh Gióng, Tiên Dung – Chử Đồng Tử và nhiều vị khác nữa.
– Ở hai đầu hoặc một đầu của nhà tiền tế, nhiều chùa có đặt một số
bức tượng rất nhỏ, gồm cả hai giới nam và nữ. Đó là tượng của các ông hay bà ở các thời gần đây (thời Nguyễn và sau đó) đã có nhiều tiền hay ruộng đất cung tiến cho nhà chùa, vì thế mà được đặt hậu, với ý nghĩa là các vị ấy sẽ được đời đời ăn mày ở nơi cửa Phật.
Hệ thống tượng thờ trên đây là cái khung cơ bản có trong hầu khắp các ngôi chùa của nước ta nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải thời gian, một số nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước và các vị thiền sư đắc đạo có tiếng tăm lừng lẫy sau khi qua đời cũng được tôn là các Đức Phật và
58
được tạc tượng thờ trong một số ngôi chùa lớn của nước ta. Các vị này hoặc có nhà riêng để thờ, hoặc nếu để chung với các Đức Phật đời trước thì thường tượng được đặt ở một gian bên, nếu đặt ở chính điện thì ở vị trí thấp nhất hoặc ở hai bên trông vào chính điện(34)
.
Dấu tích của đạo Phật Ấn Độ cũng được thể hiện trong việc đặt tượng và thờ cúng trong một số ngôi chùa lớn của nước ta. Như ở chùa Tường Quang (đã dẫn ở trên) chúng tôi thấy tượng Phật Thích ca Tất Đạt
Đa (mang đặc điểm người Ấn Độ có râu quai nón, tóc xoăn) được đặt ở một gian bên, có ban thờ riêng chứ không phải ở chính điện.
Không những các vị đức Phật được thờ tại chùa như đã kể trên, mà trong dân gian, còn có tục thờ ba vị Phúc – Lộc – Thọ. Đó là thờ các cụ:
Thái Khương công Nguyễn Minh Khiết tên tự là Phúc Đình (tức phúc lớn.
Phúc Đình là bao gồm cả lộc, thọ và khang ninh), Kinh Dương Vương Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc và Lạc Long Quân Nguyễn Khoản tự Phúc Thọ. Dân gian gọi các cụ theo cách gọi tắt, là thờ Tam Đa hay thờ Phúc -Lộc – Thọ. Ngoài ra, cũng trong dân gian, các gia đình còn có câu khấn khi
khánh thành nhà mới: Thái Khương công tại thử. Đó là lời thỉnh cầu cụ Phúc Đình (tức Thái Khương công) về chứng giám và ban phúc lành cho gia đình mình.
Như chúng tôi đã nói: chùa Việt Nam bao gồm cả chùa và điện mẫu.
Nếu như ở chùa tượng thờ là Hương Vân Cái bồ tát (người khởi xướng) và
các vị vua ở thời dựng nước cùng hai mụ Thiện và hai vị Hộ pháp để giúp việc và canh giữ, thì ở điện mẫu, tượng thờ lại là các bà vợ (hay Hoàng hậu) của các vị vua được thờ ở chùa cùng với một số nhân vật có tính chất như là phụ tá nữa.
– Ở giữa chính điện bao giờ cũng là Tam Tòa Thánh Mẫu(35). Đó là các vị: Thiên Tiên Thánh Mẫu – vợ của Đế Minh, mẹ của Kinh Dương
59
Vương tức Hương Vân Cái bồ tát, ngồi ở giữa. Hai bên là Mẫu Thượng Ngàn tức bà Hồng Đăng Ngàn vợ của Kinh Dương Vương, và Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải) là bà Âu Cơ, vợ của Lạc Long Quân. Hai vị này cũng là hai vị tổ (thứ nhất và thứ hai) của nghề trồng dâu chăn tằm và dệt the lụa
sồi đũi của nước ta. Ở một số phủ hay đền lớn (như Phủ Tây Hồ, Phủ Dầy hay Đền Sòng…), tượng công chúa Liễu Hạnh được thay vào chỗ của Thiên Tiên Thánh Mẫu (tức Hương Vân Cái bồ tát) trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Chúng tôi xin giải thích về “sự kiện” này như sau:
Các ngôi đền hay phủ vừa kể đều được xây cất ở giai đoạn cuối Lê, lấy sự tích từ truyện Vân Cát thần nữ trong cuốn Truyền kỳ tân phủ của nữ
sĩ Đoàn Thị Điểm, được viết và lưu truyền ra trước đó không lâu. Đây là một cách dùng văn học dân gian để giấu kín tung tích thật giống như với truyền thuyết Trầu cau, truyền thuyết về Đức Thánh Gióng, truyền thuyết về Đức Thánh Tản Viên… ở thời dựng nước và chuyện Quan Âm Thị Kính ở đầu thời Nguyễn, chứ đấy không phải là chuyện có thật. Ngay như ở Đại
Lôi, các vị tộc trưởng họ Nguyễn cũng đã từng có chủ trương này và ghi hẳn lời căn dặn vào trong phả. Vì thế theo chúng tôi, điều cần hiểu về công chúa Liễu Hạnh (con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng thế) đó là Thiên Tiên Thánh Mẫu tái thế. Tuy tên gọi có thể khác, sự tích có thể khác nhưng
tất cả các điều ấy đều không quan trọng, mà quan trọng hơn, ấy là việc hậu thế vẫn còn tưởng nhớ đến người xưa, noi theo gương để làm các việc tốt.
Hơn thế nữa, việc thay đổi tên gọi, sự tích còn có tác dụng thiết thực trong
việc dấu kín mộ phần, vì đào mồ cuốc mả đối với các cụ thời trước là điều tối kỵ.
– Tứ vị chầu bà là thờ bốn vị tổ mẫu kế tiếp: Đệ Nhất Thiên Tiên
(Hương Vân Cái bồ tát), Đệ Nhị Thượng Ngàn (bà Hồng Đăng Ngàn), Đệ
Tam Thủy Phủ (bà Âu Cơ) và Đệ Tứ Khâm Sai (vợ Hùng Vương thứ nhất)(36)
.
60
– Mẫu Địa hay Địa Mẫu là bà mẹ đầu tiên thực hiện việc gieo trồng để lấy các sản vật từ đất nuôi sống con người, thay cho việc hái lượm ở giai đoạn trước đó, bà là vợ của Phục Hy hay Đế Thiên.
Ngoài các vị tổ mẫu kể trên, trong điện mẫu còn thờ các ông hoàng, các quan và các cô, các cậu.
– Các ông hoàng là các con trai của Đế Minh và vua nước Đại Lý, trong đó Đế Minh có 7 người con trai (Kinh Dương vương và 6 người em khác mẹ ở Khương Đình) và vua nước Đại Lý có 3 con trai, tất cả là 10 ông
Hoàng đều có công lớn, giúp hai vua cha cai quản đất nước, chăm sóc dân lành. Ở đây các con trai của Đế Nghi không tính, vì Đế Nghi đã làm vua ở nước Sở rồi.
– Các quan gồm 5 vị là 5 người con của Kinh Dương Vương, một vị mất sớm, bốn vị còn lại có rất nhiều công lao với đất nước và dân chúng.
– Các cô là 12 vị Tiên Nương giúp việc Hương Vân Cái bồ tát khi tu hành ở Đại Bi Tự (thuộc khu vực Ba La bây giờ).
– Các cậu là con trai của các vị Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Quyền, Nguyễn Khoản, Nguyễn Huề mà không làm vua, nhưng có nhiều công lao với dân với nước ở thời mới dựng nước. Việc thờ Ngũ hổ hay Ngũ dinh quan lớn ở Hạ ban là mới có từ đầu thời Nguyễn. Đó là năm cha con La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã có công
đầu trong việc đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, được vua Lê Hiển Tông rồi vua Quang Trung phong là năm vị đại tướng – đại đô đốc. Cần phân biệt ngũ hổ này với các ông hổ ở ban thờ Sơn Trang (tức ban thờ riêng Mẫu Thượng Ngàn) đã có từ trước đó. Các ông hổ ở ban thờ Sơn Trang chỉ là để
thể hiện cảnh núi rừng chứ không phải là nhân vật được thờ chính. Theo lời các vị tộc trưởng họ Nguyễn các đời gần đây ở Đại Lôi truyền lại thì cách thờ như thế là để giấu thực dân Pháp nhòm ngó.
61
Qua việc trình bày về hệ thống các bức tượng Phật đã được thờ tại các chùa và điện mẫu, đến đây chúng tôi xin được đưa ra nhận định khái
quát như sau:
Ở Chùa, đó là hệ thống tượng thờ các đức vua cha (tổ phụ), còn ở điện mẫu đó là tượng thờ các đức tổ mẫu. Các đức tổ phụ và tổ mẫu ấy đã có công gây dựng nên cơ đồ (cả vật chất lẫn tinh thần) của cả
dân tộc có nguồn gốc Việt Thường này.
Tuy về cơ bản là như thế nhưng như mọi người biết, dù ở chùa hay điện mẫu thì đều không thấy có sự phân biệt thật rạch ròi nào cả về hai giới. Tại sao lại như vậy?
Đó là vì ở chùa tuy là thờ các đức vua cha, nhưng các đức vua cha ấy sau khi hóa đều được quan niệm là đã quy y trở về cõi Phật, mà cõi Phật ấy là do Hương Vân Cái bồ tát khởi xướng, vì thế Hương Vân Cái bồ tát cũng là người đại diện cho các Đức Phật ở cõi Phật này. Khái niệm “Thánh Trung vương” (thánh ở trong vua) là để chỉ phẩm chất của các đức vua cha khi còn tại thế đã có công khai sáng nên cơ đồ của cả dân tộc, “thánh” ở đây là để chỉ cả về tài năng (xuất chúng) và đức độ (sự thánh thiện) của các đức vua cha đó. Đó là khái niệm đã được dùng vào trong chùa.
Chính vì lẽ các đức vua cha khởi nghiệp được quan niệm đã quy y về cõi Phật mà lễ vật dâng cúng ở thượng điện chỉ là hương hoa phẩm vật (hoa quả, oản xôi, chuối) tức là cỗ chay hoàn toàn chứ không phải cỗ mặn. Chỉ có ở hạ điện, tại ban thờ Đức Ông – Bản cảnh thành hoàng, do được quan niệm là người hàng ngày vẫn phải trông nom các công việc ở dương thế tại làng xã đó, nên lễ vật dâng cúng mới dùng đến cỗ mặn (xôi, gà, rượu, thịt).
Còn tại điện mẫu, tuy là thờ các đức tổ mẫu nhưng lại có cả các ông
hoàng, các quan, các cô, các cậu. Đó là vì các đức tổ mẫu này, vì là nữ nên bao giờ cũng là những người sinh thành ra các thế hệ mới, đó là lẽ tự nhiên.
Tuy nhiên, vì các đức tổ mẫu ấy, trừ Thiên Tiên Thánh Mẫu, khi sinh thời đều không có ai quy y theo đạo (tức là không rời gia đình để đi tu ở một nơi nào đó) mà ở tại nhà mình, ngoài việc làm trọn thiên chức (sinh nở) cũng đã là những người có công lao rất lớn đối với cả dân tộc ở giai đoạn khởi đầu. Như Mẫu Địa là bà mẹ đầu tiên thực hiện việc canh tác để lấy các sản vật từ đất nuôi sống con người, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải là hai vị tổ (thứ nhất và thứ hai) của nghề trồng dâu chăn tằm và dệt the lụa sồi đũi của nước ta…
62
Chính vì có những đóng góp cụ thể ở tầm mức nền tảng xã hội là cái ăn cái mặc như thế mà các vị tổ mẫu kể trên đã được các thế hệ người Việt đời đời tưởng nhớ, ghi ơn. Và như thế, bên cạnh chùa thờ các đức vua cha (tổ phụ) thì bao giờ cũng phải có điện mẫu để thờ các vị tổ mẫu. Đó là hai vế của một thể duy nhất, là Đạo Sa Môn hay Quốc Đạo của nước ta. Cỗ cúng tại điện mẫu vì những lý do như kể trên, nên có thể dùng cỗ mặn (xôi, gà, rượu, thịt, cơm, canh) hoặc cả cỗ mặn, cỗ chay (hoa quả, xôi, phẩm vật). Theo đó tại một số điện mẫu, các vị chủ trì (gọi là thủ nhang) cùng những người giúp việc còn tổ chức các cuộc hầu đồng, cúng giải oan, giải vía, cúng dâng sao giải hạn… trong đó có hát chầu văn, ca nhạc và thực hiện (múa) các giá đồng. Còn tại các đền, phủ lớn hoặc điện mẫu tại gia, các cuộc hầu đồng giải oan, giải vía… kể trên đã được tổ chức một cách thường xuyên hơn. Đó là một nhu cầu tâm linh ít nhiều mang tính cách toàn xã hội, nhằm giải quyết những vấn nạn tâm lý cho một số người nào đó (phần nhiều là nữ giới). Theo chúng tôi có thể coi đó là một hình thức thực hành diễn xướng văn nghệ dân gian có tác dụng giải tỏa nhằm
cân bằng tâm lý cho một người nào đó, từ đó giúp họ trở lại với đời sống thường nhật một cách bình thường, hoặc có thể chữa được một bệnh tật cụ thể gì đó cho họ nữa.
Mặt thuận của hiện tượng này là như vậy, nhưng mặt trái của nó thì không phải là không có (được gọi dưới cái tên là mê tín dị đoan), vì thế mà chính quyền các thời cũng đã nhiều lần can thiệp vào, nhưng trên thực tế, như mọi người thấy, dường như nó vẫn còn đồng hành hoặc ít hoặc nhiều
với xã hội vậy.
Điều cần lưu ý là khi tổ chức một cuộc hầu đồng hay cúng giải oan, giải vía… nào đó ở điện mẫu, thì người chủ trì bao giờ cũng phải thắp hương rồi khấn thỉnh Thiên Tiên Thánh Mẫu giáng lâm về chứng giám
trước, sau đó mới bày biện lễ vật (có thể là cỗ mặn hoặc cả chay, cả mặn) để khấn thỉnh các vị tổ mẫu khác sau, các ông hoàng, các quan, các cô, các cậu thì khấn sau nữa. Điều đó có nghĩa Thiên Tiên Thánh Mẫu cũng là Hương Vân Cái bồ tát, nên không thể dùng tiệc mặn, mà chỉ đến chứng giám rồi thăng về (cõi Phật) ngay. Theo chúng tôi, đó cũng là lý do để giải thích cho việc vì sao công chúa Liễu Hạnh (trong truyện Vân Cát thần nữ của Đoàn Thị Điểm) lại có thể trở thành người thế chỗ của Thiên Tiên Thánh Mẫu trong các đền, phủ lớn.
63
Kể từ thời Lê và nhất là từ thời Nguyễn trở đi, việc dựng chùa tô tượng đúc chuông tại các địa phương ở nước ta đã trở thành một hiện tượng phổ biến, hầu như ở làng xã nào cũng có, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Cùng với chùa thì việc dựng đình tại các địa phương cũng trở thành một hiện tượng phổ biến nữa, mà trong đó tại một số nơi thì đình được làm cùng với chùa (thời gian chênh lệch không đáng kể), còn phần lớn thì đình làm sau chùa (sau về thời gian chứ không phải về vị trí). Đình tùy theo từng nơi, nhưng đều có chung một điểm đó là thờ các vị thần mà khi còn tại thế, các vị ấy đã có công với dân với nước. Công ấy có thể là với cả đất nước nhưng cũng có thể chỉ là công với một vài địa phương hoặc với một làng xã cụ thể. Công ấy có thể là đánh giặc nước chung, nhưng cũng có thể chỉ là công khai sơn phá thạch mở ra một vùng đất sinh sống mới, hoặc ông tổ của một nghề nghiệp mới… Từ đó mà có hiện tượng nhiều hoặc một số địa phương lại cùng thờ chung một vị thần.
Thần được thờ tại đình gọi là Thần Thành Hoàng, tức được quan niệm là vị thần cai quản các công việc của làng xã ấy, vì thế, về mặt tâm linh, đình được coi là nơi làm việc của Thần Thành Hoàng (còn chức năng
thế tục của đình là nơi làm việc, họp bàn của các vị chức sắc trong làng và nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng của dân làng), miếu hay lăng là nơi an nghỉ hay nhà của thần. Vì thế mà trước khi dân làng vào đám (tức lễ hội hàng năm) thì phải tổ chức rước vong cho thần từ miếu ra đình, khi rã đám
phải rước vong cho thần trở lại, tức là từ đình về miếu.
Như đã nói, các vị thần được thờ tại đình đều là những người khi sinh thời đã có nhiều công lao với nước với dân, vì thế nếu đem so sánh với các vị thần được thờ tại 24 tòa Đền Thượng ở Đại Lôi, sau đó là các đức
Phật được thờ ở chùa và điện mẫu, thì có công với dân với nước đã là một đặc điểm chung nhất. Do đó sự khác biệt chỉ là ở chỗ thời gian và tầm ảnh hưởng của các vị thần đó thôi. Các vị thần ở 24 tòa Đền Thượng ở Đại Lôi, sau đó là các Đức Phật chính là các vị tổ phụ, tổ mẫu khai sáng cho cơ đồ của cả dân tộc, còn các vị thần tại các địa phương (tức Thần Thành Hoàng được thờ tại các đình làng) lại là các thế hệ thuộc các lớp về sau (so với các bậc tổ phụ, tổ mẫu chung) và công lao với dân với nước là ở từng công việc cụ thể, chứ không phải ở tầm khai sáng như các vị tổ phụ, tổ mẫu chung.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể ta thấy về mặt tâm linh thì chức năng của đình cũng thật trùng hợp với chức năng của chùa, cả hai đều có tác dụng giáo dưỡng tâm hồn, cố kết nhân tâm vừa ở cộng đồng nhỏ (làng
64
xã) vừa ở cộng đồng lớn (đất nước, dân tộc). Nói một cách ngắn gọn thì đình vẫn thuộc về quốc đạo (tức Đạo Sa Môn) của người Việt. Để đào tạo và lựa chọn nhân tài nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng đất nước, thời vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu, rồi thời vua Lê Thánh Tông thì cho khắc bia Tiến sĩ. Đó là những sự cổ vũ cho việc học tập ở cấp quốc gia. Còn tại nhiều địa phương tùy theo từng nơi với những thời điểm khác nhau, việc xây dựng Văn Chỉ để biểu dương những người đỗ đạt (đại khoa, trung khoa) cũng được tiến hành. Như vậy dần dần thì việc khuyến khích nhân tài đã trở thành nhận thức chung mang tính cách toàn xã hội. Khi đã thành nhận thức chung như vậy, thì về phía nhân tài tức những người đã đỗ đạt, cũng ý thức được rằng mình phải có đóng góp gì đó (tức sự nghiệp để lại) với dân với nước, nếu không ở tầm quốc gia thì chí ít cũng ở tầm địa phương hoặc một lĩnh vực nào đó. Nói một
cách nôm na thì người đó phải có công lao với nước với dân hay nói như Nguyễn Công Trứ là “phải có danh gì với núi sông”. Và như thế, với các việc như xây dựng Văn Miếu, lập bia Tiến sĩ, xây dựng Văn Chỉ dù ở cấp quốc gia hay địa phương thì đều thể hiện một điều là biểu dương khuyến khích nhân tài và ghi nhận những đóng góp của nhân tài đó đối với đất nước, nhân dân. Bởi vì trên thực tế, trong suốt chiều dài của chế độ phong kiến thì nhiều vị có công với dân với nước sau khi tạ thế được thờ làm Thần Thành Hoàng tại nhiều làng xã, cũng đã từng là những người có học đi thi và đỗ đạt. Vậy nên có thể nói chắc chắn rằng: hai giáo lý cơ bản của Đạo Sa Môn (tu thân tích thiện và ghi nhớ – qua việc trông nom phần mộ và thờ cúng – công ơn của các bậc tổ tiên gây dựng nên cơ đồ dân tộc) đã là nền tảng bền vững của toàn xã hội để từ đó mọi người mới dễ dàng tiếp nhận những gì thuộc loại đồng chủng, đồng dạng với hai giáo lý ấy. Trong trường hợp này thì việc dựng văn miếu, lập bia tiến sĩ, dựng văn chỉ… là thuộc loại đồng dạng đồng chủng, tức là những công việc ấy đã thể hiện việc ghi nhận những đóng góp của những người đã từng học tập, đi thi và đỗ đạt rồi đem thi thố tài năng của mình, qua đó mà có công lao với dân với nước. Nói tóm lại, ngay việc thờ cúng ở văn chỉ này cũng vẫn thuộc về nguyên lý của đạo Sa môn, tức là gián tiếp thờ những người đã có công với dân với nước.
Bài Đỗ Hòa