Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ

Giới thiệu bộ sưu tập khảo cứu
Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ

Danh nhân văn hóa thế giới HỒ CHÍ MINH đã nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Kể năm hơn 4000 năm

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa,,,”

Có lẽ đây cũng là nguyện vọng mong muốn của mọi con em đất Việt. Đặc biệt về hiểu biết về thời tiền sử- mà quá trình hàng mấy nghìn năm tồn tại và phát triển chiếm quá nửa thời gian dân tộc Việt từ khi dựng nước đến nay. Thật vậy thời tiền sử thường gọi là thời Hồng Bàng- Văn Lang, thời đại các Vua Hùng chỉ được ghi lại trong các sử sách xưa nay chủ yếu là một số chuyện thần thoại, truyền thuyết trong các dã sử, huyền sử, lại thường bị ảnh hưởng quá sâu nặng quan điểm sử sách của nước ngoài.

Không ít học sinh ở bậc trung học, đại học, cũng như không ít người dân Việt hiểu lịch sử dân tộc mình quá đơn giản, thậm trí sai lệch đến đau lòng.

Từ mấy trăm năm qua, một số hiền tài đất nước, những sử gia tiền bối có tên tuổi đã nhận thấy điều đó. Và những thập kỷ gần đây, nhân dân ta, những người có tấm lòng hướng về cội nguồn tổ tiên, nhiều học giả, nhà nghiên cứu người Việt ở trong nước và ở nước ngoài đã đặt ra vấn đề có nên viết lại thời tiền sử Việt Nam chưa hoặc nói rõ nên viết lại cổ sử Việt Nam, Đặc biệt là khá nhiều người mang nặng tâm huyết với tổ tiên, với lịch sử dân tộc, thấy thời đại hiện nay như là vận hội mới, điều kiện mới khả thi chuyển tiền sử dân tộc nặng về truyền thuyết, huyền thoại và từng bị che lấp, đánh tráo, xuyên tạc, đến sự thực lịch sử. Trả lại cho lịch sử dân tộc Việt những gì là vốn có của nó, những thành tựu mà tổ tiên dân tộc Việt đã sáng tạo ra và đóng góp vào lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại.

Hòa chung vào nguyện vọng đó, một số anh em chúng tôi với tư cách là hậu duệ của tổ tiên đất Việt đã tự nguyện cùng nhau hình thành một nhóm với tên là Nhóm sưu tập Khảo cứu về tiền sử nước ta, hy vọng cùng các nhà nghiên cứu, các hậu duệ con em dân Việt góp phần nhỏ bé làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc dân tộc, về cương vực xưa của người Việt cổ, về tổ tiên và kinh đô, về nền văn minh Việt cổ thời Hồng Bàng – Văn Lang, thời đại các triều Hùng.

Mặc dù rất mong muốn, nhưng trình độ có hạn, lực bất tòng tâm, chúng tôi không dám mạo muội nghĩ đến việc viết lại cổ sử Viêt Nam mà chỉ dám đặt ra vấn đề sưu tập trên cơ sở những tài liệu thư tịch cũ sưu tầm được trong dân và ở các tàng thư một số nước, những thành quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu người Việt ở trong và ngoài nước, các nhà khoa học nước ngoài, thu thập từ các cuộc điền dã thực tế, trực tiếp gặp gỡ trao đổi tìm hiểu bà con địa phương tại địa chỉ, địa danh nơi còn tồn tại các di tích, chứng tích về tổ tiên xa xưa…

Qua nhiều năm làm việc đó cho đến nay chúng tôi đã hình thành được bộ sưu tập khảo cứu (gồm 03 tâp) lấy tiêu đề là: Sưu tập –Khảo cứu Những khám phá mới nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ. Chúng tôi luôn nghĩ rằng công cuộc nghiên cứu thời tiền sử của người Việt cổ với không gian rộng lớn và thời gian nhiều nghìn năm được ghi lại trong bộ sưu tập này thì chắc chắn là chưa đầy đủ, thiếu sót còn nhiều và còn cần phải trải qua quá trình tiếp tục nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.

Bộ Sưu tập – Khảo cứu này tuy còn nhiều hạn chế, song trong bài giới thiệu này cũng khó tóm tắt lại toàn bộ nội dung của nó chỉ vào một số ít trang. Vì thế ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu những điểm chính của mỗi tập như là các tiêu đề tổng mục lục, qua đó bạn đọc có thể cảm nhận được phần nào về nội dung bộ sưu tâp.

Sau đây là tổng mục lục của bộ Sưu tầm khảo cứu này.

TẬP MỘT

NGƯỜI VIỆT CỔ DỰNG NƯỚC

Chương I
Một số thư tịch cũ nhân dân ta viết về Tổ tiên mình

Chương II
Di vật, dấu tích người Việt cổ dựng nước

Chương III
Một số tư liệu về âm mưu, hành động của các thế lực xâm lược, đô hộ,cướp phá tài sản và giá trị văn hóa của Tổ tiên dân tộc Việt

Một số suy nghĩ của nhóm sưu tập qua Tập Một trên đây

 TẬP HAI

NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ

 Chương I

Xã hội thời Hùng Vương

Chương II

Nông nghiệp thời Hùng Vương và văn minh lúa nước

Chương III

Sản phẩm Công nghiệp – Trống Đồng – mật mã thông điệp của Tổ tiên

Chương IV

Tầm cao trí tuệ của tổ tiên – Quy luật vận hành của vũ trụ, nhân sinh

  1. Kinh dịch Phục Hy
  2. Chữ viết và giấy viết của người Việt cổ

Chương V Tôn giáo thời Hùng Vương

ột số ý kiến của nhóm sưu tập qua Tập Hai

 TẬP BA

BẢO VỆ DI TÍCH-DI SẢN TỔ TIÊN DÂN TỘC VIỆT NAM

-Mở đầu Tập Ba

-Bài nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Hội nghị khảo cổ học bàn việc nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương ngày 16-12-1968

Chương I
Sự tồn tại thực tế liệt vị Tổ tiên người Việt thời kỳ Thần Nông – Hồng Bàng – Văn Lang trên lãnh thổ Việt Nam

  1.  Địa chỉ di tích – chứng tích liệt vị Tổ tiên thời Thần Nông, Hồng Bàng – Văn Lang…
  2. Đế Hòa
  3. Phục Hy (cũn gọi là Đế Viêm, Đế Thiên)
  4. Thần Nông – Đế Thần (con trai Phục Hy)
  5. Đế Tiết, Đế Thừa (hai con trai Thần Nông)
  6. Đế Minh, Đế Nghi và Nguyễn Long Cảnh (ba con trai Đế Thừa)
  7. Lộc Tục – Kinh Dương Vương và vợ Hồng Đăng Ngàn- Lạc Long Quân và Âu Cơ- Hùng Quốc Vương (con trai trưởng của Lạc Long Quân)
  8. Bách Việt tộc phả cổ lục khởi tổ Sở Minh Công (Đế Thừa)(Trích dịch)
  9. Thủy tổ khảo – Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh)
  10. Thủy tổ tỷ Hương Vân Cái Bồ Tát Đỗ Qúy Thị và Liệt tông Bát Bộ Kim Cương

III. ốc tổ Bách Việt Triều thánh tổ – Đệ nhất Quảng giáo Kinh Dương Vương

  1. Kinh Dương Vương
  2. Tổ mẫu Hồng Đăng Ngàn (vợ Kinh Dương Vương)
  3. Lạc Long Quân
  4. Tổ mẫu Âu Cơ (vợ Lạc Long Quân)
  5. Liệt tổ Hùng Quốc Vương và các đời sau…
  6. Theo “Nam Việt Hùng Vương Ngọc phả Vĩnh Truyền”

Chương II
Trung tâm kinh đô Việt cổ ở vùng Thanh Oai và quan hệ giữa trung tâm kinh đô đó với khu di tích Đền Hùng ở Phú Thọ

  1. Kinh đô cổ ở Phong Châu
  2. Một số dấu ấn di tích cổ ở Phú Lương và vùng phụ cận (đất kinh đô cổ xưa)

III. Khai quật di tích Phú Lương (ven rìa xứ đồng Mả Đế)

IV.Những phát hiện mới về di tích Hùng Vương… ở một số nơi

  1. Khám phá mộ thuyền ở Châu Can (Hà Tây)
  2. Dấu vết về các địa danh, di tích vùng định đô cổ thời Hùng Định – Hai Bà Trưng

VII.Những phát hiện mới về khu di tích Đền Hùng ở Phú Thọ

VIII. ý kiến về các trung tâm kinh đô cổ thời Hồng Bàng – Văn Lang và di tích khu vực Đền Hùng, Phú Thọ (của nhóm sưu tập)

Chương III
Một số tư liệu có nội dung liên quan đến phần này

  1. Ngọc phả về ba vị Đại vương Thượng đẳng Thần Tản viên Sơn Thánh ở Đền Và (thị xã Sơn Tây)
  2. Lịch sử văn hiến Việt trải gần 5.000 năm chính là nguồn cội đích thựccủa nền văn minh Đông phương (trích)

III.    Lịch sử Việt Nam khởi sự từ gần 3.000 năm trước công nguyên

  1. Trích tóm tắt qua sách phong thủy của Trung Quốc nói về lăng tẩm(không phải là mộ) của Tiên Hiền Bách Việt trên đất Trung Quốc nay (xưa là đất Bách Việt)
  2. Bách Việt Tiên Hiền Chí

VI.Chứng minh thời Hùng Vương là có thật

VII. Khoa học và huyền học

  1. Mundasep – chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

2.Nghiên cứu cõi âm

3.Yếu tố tâm linh trong tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người vào cuộc sống – con người và tâm linh

5.Bí ẩn trí nhớ về kiếp trước – một hiện tượng không đơn giản bỏ qua

  1. Khoa học tâm linh đó được kiểm chứng (Lao Động số 244 ngày 20/10/2007)

7.Tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm – phải thật thành tâm

Một số suy nghĩ của nhóm sưu tập qua tập ba trên đây

Phần cuối

  1. Vài lời tâm sự của nhóm sưu tập
  2. Danh mục tóm tắt, tên một số tư liệu, thư tịch cũ đó sưu tầm được nhưng chưa đưa hoặc mới trích một phần đưa vào sưu tập

III. Danh mục một số tác phẩm đó sưu tầm được của các tác giả gần đây viết về vấn đề này nhưng chưa hoặc mới trích một phần đưa vào sưu tập (xếp theo tên tác giả A, B, C…)

IV.Một số kiến nghị bảo tồn di tích…

Bộ Sưu tập – Khảo cứu “Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và văn minh Việt cổ”của Nhóm nghiên cứu thời tiền sử do PGS Đỗ Tòng chủ biên, gồm 1.473 trang khổ 18×26 (tập Một 445 trang; tập Hai 610 trang; tập Ba 418 trang) và hàng trăm ảnh minh họa sẽ được giới thiệu trong cuộc gặp mặt họ Đỗ Việt Nam sắp tới.