Người họ Đỗ ở Phố Hiến

E-mail
25/11/2007
 Người họ Đỗ ở Phố Hiến

 Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến“.Phố Hiến là một địa danh ở thị xã Hưng Yên. Vào các thế kỷ 1718, nơi đây là một thương cảng nổi tiếng của Việt Nam. Phố Hiến ngày nay thuộc địa phận thị xã Hưng Yên, cách Hà Nội 55 km. Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược dòng lên Kinh đô mất 3 ngày.

 Đặc sản của Hưng Yên là nhãn. Cây nhãn tổ tuổi thọ hàng trăm năm tuổi nay vẫn còn trong khuôn viên Chùa Hiến. Theo truyền lại thời phong kiến quả của cây nhãn này hàng năm được mang tiến vua

 Số cư dân người Việt có quê gốc lâu đời ngay tại Phố Hiến là tương đối ít. Phần lớn dân cự ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ. Theo tấm bia Chùa Hiến dựng năm 1709, đã có tới hơn 50 địa phương rải rác khắp miền Bắc đã có người di cư tới Phố Hiến làm ăn, như các huyện Chương Đức (Hà Tây ngày nay), Đường Hào (Hưng Yên), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Nông Cống, Hoằng Hoá (Thanh Hoá), Bố Chính (Quảng Bình), Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội).

Bên cạnh cộng đồng người Việt, đông đảo người Hoa đã đến cư trú sinh nhai tại Phố Hiến. Trước đây Phố Hiến còn được gọi là Phố Khách, điều đó nói lên tính trội của yếu tố Hoa trong đô thị này. Đại bộ phận những người Hoa này có quê gốc ở các tỉnh miền Nam Trung Hoa, đặc biệt ở các huyện phủ thuộc tỉnh Phúc Kiến (như Tân Giang, Triều Châu…).

Họ xây dựng nhiều đình, đền, chùa, miếu, quảng hội thờ các vị nhân thần người Trung Quốc như Quan Vân Trường, Dương Qúy Phi, Lâm Tức Mặc. Một số đã lấy vợ người Việt Nam, sau đó trở thành người Minh Hương.

Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân Trung Hoa ồ ạt nhập cư về Hà Nội. Quá trình suy thoái về kinh tế, phần nào cũng làm cho Phố Hiến trở nên vắng vẻ đi. Bến cảng Phố Hiến do sự bồi lở của sông Hồng ngày càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dòng sông. Phố Hiến đã mất dần đi vai trò quan trọng về chính trị.

Cuộc đời của một đô thị sầm uất nổi tiếng trong cả nước, chỉ đứng sau Kinh Kỳ, đã đi vào lịch sử, trải qua nhiều cuộc chhiến tranh và thiên tai khốc liệt, các công trình kiến trúc cổ ở phố Hiến nay còn lại không nhiều, nhưng vẫn được  chính quyền địa phương quan tâm trùng tu tôn tạo.

HỌ ĐỖ LÀNG VỊ HƯNG YÊN

Vào đầu thế kỷ 17 khi Phố Hiến hình thành, khởi tổ cụ Đỗ Hưng Long từ Hà Nam rời về Phương Chiểu thôn, Tổng Tiên Châu, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên (Nay là Phương chiểu, Tiên Lữ Tỉnh Hưng Yên) lập ấp.Dòng họ đã có nhà thờ riêng, đựơc tôn tạo lại vào thời kỳ Thành Thái Thập Ngũ Niên (1903) .

Theo gia phả để lại:  Chi 1 ở tại bản thôn (Phương Chiểu), hiện nay do ông  Đỗ Văn Thước là trưởng chi. Chi 2 biệt thôn lên Đội Nễ ( Nay là Phương Độ, Hồng Châu, Thi xã Hưng Yên), hiên nay do ông Đỗ Ngọc Giản là trưởng chi. Chi 3 lên Hà Nội, huyện Thanh Trì, xã Đồng Nhân (nay thất lạc). Ngày 11/11/2007 (2 tháng 10 năm Đinh Hợi) vừa qua 02 chi đã tổ chức ngày giỗ tổ trang trọng ở nhà thờ thôn Phương Chiểu.

Đại diện thường trực BLL họ Đỗ Việt Nam đã về dâng hương ở nhà thờ Phương Chiểu trong ngày giỗ tổ, sau đó đi thăm một số gia đình bà con họ Đỗ  ở phương Chiểu và Phương Độ, tình cảm họ hàng thật nồng ấm.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
 Xin cám ơn sự đón tiếp trân tình của những người anh em họ Đỗ ở phố Hiến, miền đất văn vật ở châu thổ sông Hồng.
 Đỗ Quang- nguồn hodovietnam.vn