Giới thiệu sách Họ Đỗ Việt Nam (tập hai)

Sách Họ Đỗ Việt Nam tập Hai đã được Cục xuất bản Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấy xuất bản số: 414 ngày  07/ 4 / 2004 và số đăng ký của Nhà xuất bản Văn hoá  Thông tin sô: 414/XB -QLXB /32-VHTT ngày 12/4/2004.

Sau đây là bản giới thiệu cuốn sách  Họ Đỗ Việt Nam tập hai:

I. Tên và vài nét chung về sách Họ Đỗ Việt Nam tập hai

1,Tên sách: Họ Đỗ Việt Nam (tập Hai), vẫn lấy tên như ở sách Họ Đỗ Việt Nam (tập Một), có ghi rõ ở bìa thêm 2 chữ tập Hai .  Chủ ý này nhằm xá định rõ sách Họ Đỗ Việt Nam tập hai không phải là tái bản (in lại) tập một mà  là tiếp nối sách Họ Đỗ Việt Nam xuất bản năm 2001, nay gọi là tập một. Ngoài ra trên mặt bìa trước ( cả bìa cứng và bìa bao ) sách Họ Đỗ Việt Nam (tập Hai) còn có in biểu trưng ( có màu ) của Họ Đỗ Việt Nam mà ở sách tập Một không có. Sách do  Phó giáo sư Triết học Đỗ Tòng, Trưởng ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam làm chủ biên.

2. Hình thức:

Sách  Họ Đỗ Việt Nam  tập hai  được in trên giấy trắng loại I , chữ in rõ dễ đọc, có bìa cứng và bìa bao giấy cút xê ( giấy ảnh dày ) bọc ngoài bìa cứng; cả hai bìa này đều được trình bày với màu sắc hài hoà trang nhã, đẹp , có biểu trưng họ đỗ việt nam  ( in màu theo mẫu bản gốc ).  Sách in khổ (15 X 21) cm  với  trên 1120 trang, gấp 1,5 lần số trang của  sách  họ đỗ việt nam tập một ( 732  trang ) , có nhiều trang bản đồ và 16 ảnh màu . Mục lục của sách được viết bằng 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Hán.

Hình thức trình bày nội dung qua từng phần, từng mục khá rõ ràng, có kẻ File chỉ nội dung ở đầu mỗi trang sách.  Cuối phần Một có danh sách rút gọn tên dòng họ kèm chỉ dẫn trang và cuối phần Hai có rút gọn tên các nhânvật ở trang nào để bạn đọc dễ tìm.

II.  Nội dung chính trrng sách họ đỗ việt nam tập hai:

Phần Một:          Tổng quan về họ đỗ việt nam

Có  4 mục lớn

Mục A: Giới thiệu tóm tắt lịch sử dòng Họ Đỗ Việt Nam ở các nơi:

Nội dung của mục này là các bài giới thiệu qua các đời từ thuỷ tổ lập nghiệp xa xưa đến hiện nay, những nét chính trên các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá… Tất cả là 101dòng họ Đỗ định cư ở các làng, xã, thị, các nơi từ các tỉnh phía Bắc vào đến miền tây Nam bộ của đất nước (sách tập Một mới giới thiệu được 69 dòng họ).

Mục B: Giới thiệu các dòng họ Đỗ ở các nơi khác nhau có mối liên hệ đồng tộc lâu đời ở nhiều địa phương, tức là những dòng họ cùng một thuỷ tổ, qua nhiều thế hệ hậu duệ, với thời gian nhiều thế kỷ, sinh ra nhiều chi, phái, nhánh, ngành định cư nhiều nơi xa quê hương gốc tổ.

 Mục này còn giới thiệu những nét chính, đặc điểm cư dân họ Đỗ không cùng thuỷ tổ, tồn tại và phát triển trong một khu vực. Có nơi như ở thị trấn Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh hoặc khu vực Bắc Quang, tỉnh Hà Giang… không đầy 100 hộ người họ Đỗ “tứ xứ”, mỗi hộ (hoặc một vài hộ) có thuỷ tổ gốc ở nơi khác, tức là một cộng đồng cư dân họ Đỗ ở đây rất nhiều thuỷ tổ, nhưng lại được tổ chức thành Ban Liên lạc, hoặc hội đồng trị sự của họ Đỗ khá chặt chẽ và đã gắn bó mật thiết với nhau như anh em ruột thịt của một đồng tộc gần, khó khăn hoạn nạn, tối lửa tắt đèn, sống chết có nhau theo đạo  lý sống của ông cha ta “vắng anh em xa, gắn bó họ hàng láng giềng gần”. Lại có dòng họ ở miền đông huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, lập nghiệp ở đây đã 400 năm, qua nhiều đời,  nhưng vẫn nhớ về gốc tổ là ở Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

 Đặc biệt trong mục này, ngoài số dòng họ trên đây, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu 124 dòng họ Đỗ ở khu vực Nghệ – Tĩnh và Nam Thanh Hoá,  mà địa phương thường gọi là Đậu. Nội dung giới thiệu từng dòng họ các thôn làng này chỉ tóm tắt tên thuỷ tổ, từ đâu đến, khoảng thời gian nào, số đinh hoặc nhân khẩu của Họ, người phụng sự hoặc tên trưởng tộc. Trong sách tập Một chưa có nội dung này; tập Hai mới có do đã khẳng định từ việc tìm hiều các bản phả cũ của các dòng họ gọi là Đậu, ở đây được xác định là  họ Đỗ. Tất cả phả đó đều viết chữ Đỗ ( chữ Hán    gồm 2 chữ Thổ và Mộc ghép lại) chứ không nơi nào viết là Đậu (chữ Hán   ) làm tên họ mình. Hơn nữa,  truy tìm từ nguồn gốc tổ xa xưa, hầu hết thủy tổ của dòng họ Đỗ này từ miền Bắc di cư vào nhận chức quan, hoặc theo quân chinh chiến… sau ở lại, mộ quân, mộ dân cư từ Bắc vào định cư lâu dài qua nhiều đời ở đây hình thành gia tộc từ nhỏ đến lớn, sinh sôi nảy nở, con cháu đông đàn. Trong sử sách vẫn lưu lại tên các quan chức họ Đỗ từ xa xưa ở vùng này như: Đỗ Viện, Đỗ Hoằng Văn…(thời Bắc thuộc), Đỗ Bá Công Đạo, thế kỷ 15-16;v.v…Điều đó chứng minh rõ từ Đậu chỉ là thổ ngữ địa phương của từ Đỗ để gọi họ Đỗ. Ban liên lạc các dòng họ Đậu khu vực Nghệ – Tĩnh đã có công sưu tầm xác định thực tế lịch sử này…

Mục A và mục B phần Một sách tập Hai này còn có thể cho thấy nhiều điều khác như: nguồn xuất xứ đầu tiên của cộng đồng người họ Đỗ Việt Nam là từ miền Bắc (gồm cả Thanh Hoá), một số vùng tập trung lớn ở miền Trung như: Nghệ An, Quảng Ngãi… rồi đi dần xuống phía Nam, càng đi xa về phía Nam thì số thế hệ (đời) của dòng họ càng ít hơn. Hiện nay chúng tôi chưa có số liệu về cư dân họ Đỗ trong dân số nước ta. Tuy vậy, bước đầu tìm hiểu cũng thấy được họ Đỗ là một cộng đồng có số dân khá nhiều, có thể đứng trong số 10 dòng họ có số dân đông của nước ta. Do đó, trong thực tế, cộng đồng họ Đỗ đã cùng các dòng họ khác góp phần vun đắp nên truyền thống văn hoá Việt Nam, xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam, xét trong phạm vi cả nước và ở từng làng, xã mà dòng họ Đỗ tồn tại và phát triển.

Qua lịch sử các dòng họ, ở phần này cũng được biết có một số vùng ở miền Bắc,Thanh Hoá và Nghệ An còn tìm được các di tích về sự tồn tại cư dân họ Đỗ xa xưa từ thời Hùng Vương, thời Hai Bà Trưng… Nhưng theo văn bản phả, văn bia, các thư tịch cũ để lại thì cũng các dòng họ ở vùng trên, cũng chỉ tìm được các mối liên hệ tổ tiên của dòng họ mình hiện nay, xa nhất khoảng trên 1000  năm. Số này rất ít. Còn phần lớn các dòng họ Đỗ ở miền Bắc (cả Thanh Hoá) do biến động xã hội, đã từng trải qua những đợt di cư lớn, nên hiện nay chỉ có phả hệ khoảng 500 – 600 năm. Miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam cũng vậy. Tính theo thế hệ thì vào khoảng 18-20 đời, nối tiếp từ thuỷ tổ đến nay. Càng đi sâu vào miền đông Nam Bộ thì chỉ còn ghi được phả hệ khoảng 7 – 8 đời, về phía Tây Nam Bộ thì thường 5 đời. Đây là tính đến thế hệ của lớp cao tuổi của dòng họ hiện còn đang sống, chưa kể vài ba thế hệ trẻ hiện nay.

Mục C: là số liệu thống kê tóm tắt, cho thấy các dòng họ Đỗ Việt Nam ở các làng xã, các nơi còn khá đông. Không ít xã có tới từ 5 – 9 dòng họ  Đỗ thuỷ tổ khác nhau. Sách này chỉ giới thiệu được rất ít. Chẳng hạn: cả tỉnh Vĩnh Phúc có 150 xã thì có 144 xã có họ Đỗ, nhưng trong 2 tập sách này chỉ mới giới thiệu tóm tắt lịch sử được 5 dòng họ… Qua mục này bạn đọc hiểu thêm tổng quan của họ Đỗ Việt Nam, không gian sinh sống của cư dân cộng đồng họ Đỗ Việt Nam khá rộng lớn mà phần Một của tập Một và tập Hai mới giới thiệu được 300 dòng họ.

Mục D: là mục danh sách rút gọn tên dòng họ của cả tập Một và tập Hai giúp bạn đọc dễ tìm dòng họ ở số trang nào mà bạn cần tìm.

Phần hai:        các nhân vật Họ Đỗ:

Phần này không những bổ sung thêm các nhân vật họ Đỗ trên các lĩnh vực của đời sống mà tập Một chưa sưu tầm và giới thiệu. Đây cũng là phần chính, nhiều mục khá phong phú. Việc chia mục trong phần này nhằm muốn có sự phân loại số người họ Đỗ tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng chỉ là tương đối hợp lý. Có nhân vật không chỉ được giới thiệu ở một mục mà còn ở một số mục khác nếu để trong một mục nào thì không giới thiệu rõ được phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực và sự đóng góp cho xã hội của vị đó.

Mục A giới thiệu các nhân vật lịch sử nhưng chúng tôi nghĩ rằng, ở các mục khác trong phần này có vị được phong: cấp tướng; chức danh khoa học bậc cao; được bầu là thành viên trong chính phủ và các uỷ ban của Quốc hội… hầu hết là những người ít nhiều có vai trò trong lịch sử, có công vì nước, vì dân, xứng đáng là nhân vật lịch sử của đất nước và của Họ Đỗ, cần được tôn vinh. Chúng tôi  theo quan niệm của ông cha là “quan nhất thời, dân vạn đại”. Từ quan to chức lớn đến thứ dân, ai có công với dân, với nước, được dân (trong đó có họ hàng, làng nước) kính trọng, nếu chúng tôi biết và sưu tầm được thì được xếp là nhân vật lịch sử. Tính nguyên tắc về đạo lý mà tổ tiên để lại trong sự tôn vinh và tính hợp lý tương đối trong việc xếp sắp phần, mục là như vậy.

Trong phần Hai sách Họ Đỗ Việt Nam tập Hai này, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm thêm, các nhân vật họ Đỗ, các thời đại trước nhưng chủ yếu sưu tầm giới thiệu các vị họ Đỗ ở thời cận đại và hiện đại. Về số lượng đạt được như sau:

.  Có 95 vị xếp vào mục A: Nhân vật lịch sử . Nếu kể cả võ quan, cấp tướng và các vị ở mục khác thì còn hơn nhiều. Trong số 95 vị, có 59 vị là nhân vật thời xưa và thời nay; 20 vị được đặt tên đường phố (ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, An Giang); 16 vị được phong tặng danh hiệu vinh dự lớn (đặc biệt) của nhà nước trong đó có 6 vị được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và về khoa học và công nghệ; 2 Nghệ sỹ Nhân dân; 4 Nhà giáo Nhân dân; 4 Thầy thuốc Nhân dân.

–  Có 306 vị chúng tôi để vào mục B phần hai là những người được phong tặng danh hiệu vinh dự của Nhà nước như danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” chỉ mới sưu tập được 91 vị (chưa đầy đủ và chỉ trong phạm vi một số thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Phú Thọ); danh hiệu “ưu tú” 215 vị (gồm có 32 nghệ sỹ ưu tú; 109 nhà giáo ưu tú; 64 thầy thuốc ưu tú) cũng là chưa đầy đủ so với thực tế.

–  Có 152 Vị họ Đỗ tiêu biểu có sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, trong đó về:

+ Văn học nghệ thuật có  32  vị

+ Y tế (đông và tây y) có  04 vị

+ Kinh doanh, nghề nghiệp (kinh tế) có  07  vị

+ Quan võ có công với nước xưa và nay có   65  vị

+ Sứ thần ngoại giao có   05  vị

+ Những gương sáng vượt khó đặc biệt, có sáng tạo cống hiến cho đời có  04 người.

+ Tuổi trẻ trong và ngoài nước thành đạt trong học đường thời gian gần đây có 16 người.

.  Được phong chức danh khoa học bậc cao (viện sỹ, giáo sư, phó giáo sư). Có  150  người.

. Có tới 486 người đạt học vị tiến sỹ thời hiện đại (từ 1945 đến nay) một con số thật đáng quý và có thể tự hào.

–  Còn có  33 nhà khoa bảng cũ ( chư a nêu trong sách tập Một )

.  Có  97 vị họ Đỗ là đại biểu Quốc hội, thành viên các Uỷ ban của Quốc hội và Chính phủ từ khoá 1 đến nay.

.  Có 27 vị chân tu có chức sắc trong các tôn giáo ( ở Việt Nam).

– Có 62 vị họ Đỗ được phong và tôn thờ là phúc Thần và Thành Hoàng.

Số lượng các vị sưu tập được giới thiệu ở nhiều mục của hai phần này còn thiếu nhiều so với thực tế nhất là trong các mục, các vị tiêu biểu khác có sáng tạo trên các lĩnh vực; những gương vượt khó có sáng tạo cống hiến cho đời; tuổi trẻ Việt Nam thành đạt trong học đường; các vị họ Đỗ chân tu; các vị được phong thành hoàng, phúc thần… Tuy nhiên,  với một tinh thần khiêm tốn họ Đỗ chúng ta có thể vui mừng thấy rằng chưa có một từ điển nhân vật nào, một sách nào   hiện nay có sưu tập về các nhân vật họ Đỗ phong phú như trong sách họ Đỗ Việt Nam ( cả hai tập ).

Phần Ba:     Tư liệu tham khảo

ở đây, có một số tư liệu tham khảo (trích dẫn hoặc giới thiệu rất tóm tắt chứ không đưa hết vào sách do số trang có hạn). Đây là những tư liệu có liên quan đến việc nghiên cứu, tìm hiểu họ Đỗ Việt Nam, khẳng định thêm họ Đỗ Việt Nam có lịch sử lâu đời, những nhân vật họ Đỗ Việt Nam xa xưa cách đây trên năm, sáu  nghìn năm là những con người Việt cổ tồn tại thực tế… Trong phần này, chúng tôi trở lại làm rõ thêm sự kiện lịch sử về ” cái gọi là vụ án Đỗ Thích” Những tư liệu đó có giá trị như là những bằng chứng quý hiếm. Còn các mục khác chỉ là giới thiệu sách, họ Đỗ Việt nam tập Một để bạn đọc dễ liên hệ với nội dung của 2 cuốn sách tập Một và tập Hai những văn bản các hội nghị toàn thể BLL hàng năm phản ánh quá trình và nội dung cơ bản về hoạt động của Ban liên lạc họ Đỗ Việt Nam từ khi thành lập đến nay.

  • III. Mối quan hệ giữa 2 cuốn sách họ Đỗ Việt Nam

           tập một và tập hai.

Như ở trên đã nói, sách tập hai không lấy tên khác mà vẫn lấy tên là Họ Đỗ Việt Nam, chỉ thêm 2 chữ “tập Hai” trong ngoặc đơn là có ý xác định rõ cuốn sách tập Hai này là tiếp nối sách Họ Đỗ Việt Nam, in năm 2001, nay gọi là tập Một. Hai cuốn sách Họ Đỗ Việt Nam tập Một và tập Hai có mối quan hệ gắn bó, bổ sung lẫn cho nhau không thể thiếu khi nghiên cứu, tìm hiểu từng phần, từng mục, từng điểm ở mỗi tập. Có thể thấy mối quan hệ 2 tập đó như sau:

– Sách Họ Đỗ Việt Nam tập Một giúp làm rõ nội dung ở sách tập Hai như Họ Đỗ Việt Nam có từ bao giờ; các văn bản về luật lệ quy chế ban hành của các thời đại trước, nhất là triều Lê, triều Nguyễn, như quan chế (quy định chế độ về quan chức và các chức danh quan chức, cấp bậc, phẩm, hàm v.v…); chế độ thi cử ở các triều đại phong kiến, thời Pháp thuộc v v… đã có trong sách tập Một mà tập Hai này không in lại. Đó là những căn cứ xác minh, tìm hiểu không những đối với các phần, mục ở tập Một và cả tập Hai này. Hơn nữa, ở sách HĐVN tập Một còn có nhiều tư liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu lâu dài về biên soạn phả họ. Nhiều bạn đọc rất quan tâm và mong có sự tái bản sách tập Một là vì vậy. Song rất tiếc là do kinh phí hạn chế nên số lượng sách tập Một in ra ít.

– Sách Họ Đỗ Việt Nam tập Hai có những nội dung đựoc bổ sung thêm: về các dòng họ, các họ Đỗ đồng tộc nhiều địa phương; các tài liệu thư tịch cũ sưu tầm được về tổ tiên xa xưa; chế độ thi cử thời xưa về quan võ. Nếu như phần hai trong sách họ Đỗ Việt Nam tập Một, số lượng các dòng họ được giới thiệu tóm tắt lịch sử chỉ có 69 thì ở tập Hai này, số lượng đó nhiều hơn. Về số lượng các nhân vật lịch sử, các nhà khoa bảng (đại khoa) ở tập Một mới chỉ sưu tầm được một phần và chủ yếu là ở các thời đại cũ (trước 1945) thì ở tập Hai này khá phong phú, nhiều lĩnh vực… nhất là ở thời cận đại và hiện đại (từ 1945 về sau). Do đó, tập Hai nhiều điều soi dọi thêm hiểu biết ở tập Một.

Như rất nhiều vị họ Đỗ và một số bạn bè đã nghiên cứu tập Một và theo dõi các thông tin về nội dung qua các bước chuẩn bị,  quá trình  biên soạn sách Họ Đỗ Việt Nam tập Hai đã cho rằng có thể coi hai tập sách Họ Đỗ Việt Nam ra đời năm 2001 và 2004 là một “bộ sách” đầu tiên nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử một dòng họ – Họ Đỗ Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng tôi những người trực tiếp sưu tầm, biên soạn luôn luôn nghĩ và đã ghi rõ tâm tư đó trong lời kết ở cuốn sách tập Hai là: Họ Đỗ Việt Nam một cộng đồng người Việt đã phát tích, sinh tụ cùng với các bộ tộc người Việt cổ trên đất Việt cổ này khá lâu đời, theo thư tịch cũ  cách ngày nay ít nhất là 5000 – 6000 năm. Cộng đồng họ Đỗ đã phát sinh, phát triển, tồn tại xưa kia trên cả một không gian đất Văn Lang rộng lớn và hiện nay cư dân họ Đỗ, nơi nhiều nơi ít, sinh sống hầu như mọi miền đất nước Việt Nam và ở nước ngoài có chi nhánh , tộc họ đã có 3 – 4 thế hệ, hàng mấy trăm con cháu hiện định cư ở nước ngoài..

Vì thế, không thể thu gọn cả không gian và thời gian, quá khứ và đương đại một cộng đồng dòng họ – họ Đỗ Việt Nam trong vài cuốn sách. Chúng tôi coi 2 cuốn sách này chỉ là bước đầu nghiên cứu tìm hiểu về họ Đỗ Việt Nam và đó là bộ sách “mở” theo nghĩa đen của nó tức là có thể bổ sung, thậm chí còn có thể sửa sai sót về tên người, địa chỉ, địa danh, niên đại… của dòng họ hay nhân vật nào đó đã được ghi trong sách, và cần được đính chính, qua từng phần, từng mục, từng điểm. Đây là chưa nói tới sự phát triển tương lai rộng lớn của nước Việt Nam đổi mới, trong đó có cộng đồng họ Đỗ, cần được bổ sung những trang sử mới cả hiện tại và tương lai tiếp theo.

Có người nói vui mà rất chí lý là trên trái đất này, trong lịch sử loài người hiện nay. Cá nhân mỗi người, cả làng xã… đều có thể đổi tên, lấy tên mới, nhưng không thể có dòng họ mới (vì ai cùng có dòng giống từ tổ tiên, hơn nữa dòng họ đã có sẽ tồn tại muôn đời (vạn đại) cùng với lịch sử đất nước, lịch sử loài người.

Cũng như đạo lý truyền thống ông cha ta đã tổng kết  “quan nhất thời, dân vạn đại“. Thật vậy, không ai dám nghĩ tới bỏ dòng họ của ông cha, lập dòng họ mới. Dòng họ đã, đang và sẽ tồn tại, mãi mãi trừ 1 số trường hợp đặc biệt do những hoàn cảnh riêng biệt, có người hoặc một bộ phận của dòng họ này mượn tên họ khác, tuy vậy tên dòng họ gốc của các vị đó vẫn tồn tại muôn đời, hậu duệ của dòng họ đó không thể quên tổ tiên mình ( trừ phi họ không biết, con cháu tuyệt tự, hoặc là loại người mà dân ta gọi là “mất gốc”).

Sách Họ Đỗ Việt Nam tập Hai không có khoản tài trợ nào ( kể cả cho việc in ấn ) như sách tập Một. Vì thế, phải tính gần sát giá tối thiểu các khoản thu bù chi phí cho cuốn sách.   Hơn nữa, sách tập Hai có số lượng trang in dày gấp rưỡi ( tức là thêm gần 370 trang ) so với sách tập Một, song chúng tôi cố gắng giữ mức : 140.000 đồng/ một cuốn

Cũng như sách tập Một, chúng tôi không thuê tư nhân hoặc các cơ quan Nhà nước phát hành {vì phải trả từ 28% đến 50 % tổng tiền theo giá sách ( in 1000 cuốn )} mà tự thực hiện và chỉ tập trung phát hành tại  tại một nơi duy nhất là trụ sở BLL họ Đỗ Việt Nam ở số nhà 111 phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.