Bài tham luận tại Đại hội lần thứ nhất

Bài tham luận tại Đại hội lần thứ nhất

HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) TỈNH SƠN LA

__________ 

              Kính th­ưa:

– kính thưa: Ông Đỗ Văn Kiện, Chủ tịch Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam

–  Các vị Đại biểu khách quý.

–  Các ông bà, cô bác và các anh chị em dòng tộc họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La

Tôi là Đỗ Như Vưu, năm nay 70 tuổi, Quê quán: xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; hiện nay trú quán tại Tiểu khu 2, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Hôm nay tôi rất vui và phấn khởi được về dự Đại hội lần thứ nhất, Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, tôi xin kính chúc các quý vị Đại biểu khách quý của Đại hội và toàn thể Các cụ, các ông bà, cô bác và các anh chị em dòng tộc họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La lời kính chúc sức khỏe, vui vẻ, đoàn kết và hạnh phúc; Chúc Đại hội lần thứ nhất Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La thành công tốt đẹp.

Kính th­ưa:

–  Các vị Đại biểu khách quý.

–  Các ông bà, cô bác và các anh chị em dòng tộc họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La

Sau khi được nghe Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng lâm thời và  phương hướng hoạt động của HĐHĐ (Đậu) tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020-2023 và Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động  của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La. Tôi hoàn toàn nhất trí cao với các nội dung của báo cáo mà các vị thay mặt cho Hội đồng lâm thời hộ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La đã trình bày trước Hội nghị. Được đoàn chủ tịch Đại hội giới thiệu phát biểu trước Đại hội. Vì thời gian có hạn tôi xin phépbày tỏ ý nguyện chân thành của cá nhân với 3 nội dung sau:

1- Người xưa có câu “ Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”. Tổ tông là cội nguồn, là dòng họ của mỗi con người và vì vậy “Mỗi người sinh ra khi khai sinh đều mang tên họ, nguồn gốc của mình, dù đó là nguồn gốc của cha hay mẹ”. Do đó một trong những nguyện vọng của mỗi người con trong mỗi dòng tộc khi xa quê hương đều hướng về cội nguồn và mong muốn cùng những người trong dòng họ sinh hoạt, tri ân, hướng về tổ tiên; đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy, cá nhân tôi đánh giá rất cao và xin được gửi lời cảm ơn tới các ông bà, cô bác và các anh chị em trong Ban liên lạc và Hội đồng lâm thời họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, nhất là Bà Đỗ Thị Ngân, Chủ tịch lâm thờiHội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, trong thời gian quan đã kịp thời năm bắt tâm tư, nguyện vọng của những người con, cháu thuộc các dòng tộc hộ Đỗ từ các tỉnh trong cả nước đang sinh sống, làm việc và cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La, hướng về cuội nguồn, với tấm lòng tri ân tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”.

Ban liên lạc và Hội đồng lâm thời họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh, từ đó nêu cao nhiệt tình, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, tranh thủ trao đổi, học tập kinh nghiệm, cách thức hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) các tỉnh bạn đã được thành lập; liên hệ và tranh thủ sự tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam, tiếp nhận các tài liệu về Lịch sử hình thành; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam, từ đó nghiên cứu, vận dụng vào tình hình thực tế của tỉnh Sơn La để tuyên tuyền, kết nối các thành viên thuộc các dòng họ Đỗ (Đậu) đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Sơn La và chuẩn bị đầy đủ các nội dung về mặt pháp lý như: Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng lâm thời và  phương hướng hoạt động của HĐHĐ (Đậu) tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2023; Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La; hiệp thương giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Đại hội Đại Hội Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2023 hôm nay. Đây chính là nơi thu hút tập hợp đoàn kết tình cảm anh em con cháu trong các dòng tộc họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, giúp nhau tìm hiểu về cuội nguồn; tham gia vào các hoạt động do Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Sơn La tổ chức; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dòng họ Đỗ, cùng nhau phát huy truyền thống nhân văn của các dòng tộc họ Đỗ (Đậu) trong cộng đồng các dân tộc Việt nam; động viên các thế hệ con, cháu trong các dòng tộc họ Đỗ (Đậu) học hành, làm ăn tiến bộ; gương mẫu chấp hành tốt chủ trư­ơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước; tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở địa phương, góp phần cùng các dòng họ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp.

2- Về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, về cơ bản tôi hoàn toàn nhất trí. Sau đây tôi xin đề xuất một ý kiến nhỏ để Đại hội xem xét và cho ý kiến về qy định mức khen thưởng khuyến học và tổ chức hội đồng cấp huyện và chi họ.

2.1- Về mức khen thưởng Khuyến học:

– Mức thu quỹ họ 300.000 đồng năm 2020, tôi hoàn toàn nhất trí.

– Về mức chi khen thưởng khuyến học: Tôi đề nghị mức quy định trong dự thảo là mức tối đa. Giao cho Ban Thường vụ và thường trực Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh, hàng năm căn cứ vào tình hình thực tiễn nguồn thu của Hội đồng họ Đỗ để quyết định mức chi khen thưởng cho công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ một cách phù hợp.

2.1- Về tổ chức hội đồng cấp huyện và chi họ:

a) Đối với cấp huyên, thành phố: Thành lập Hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện, thành phố. Về mặt tổ chức nên có Chủ tịch, Phó chủ tịch và một số thành viên trong hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện, tùy theo số lượng thành viên tự nguyện tham gia vào dòng tộc hộ Đỗ (Đậu); không nên quy định Ban lãnh đạo của Hội đồng cấp huyện chỉ có 3 người (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên) như trong dự thảo.

b) Đối với xã, phường thị trấn thành lập Chi họ; Mỗi họ bầu Trưởng họ, Phó trưởng họ và thủ quỹ. Như vậy sẽ không phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn tỉnh Sơn La, vì Họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, không phải là các dòng tộc, chi tộc họ Đỗ sống, định cư nhiều năm, nhiều đời trên địa bàn như các thôn, làng, xã thuộc các tỉnh miền xuôi khác đã được hình thành từ rất lâu đời; các chi tộc họ Đỗ, theo các chi nhành khác nhau, có nhà thờ của riêng của từng chi họ, như: Đỗ Như, Đỗ Viết, Đỗ Văn, Đỗ Công, …; mỗi một chi tộc đều có Trưởng họ, để duy trì các hoạt động của dòng họ theo quy định rất chặt chẽ, cụ thể về thứ bậc được đảm nhiệm chức vụ Trưởng họ.Nếu như quy định trong dự thảo sẽ khó thực hiện và triển khai ở các cơ sở. Vì các thành viên do nhiều dòng họ Đỗ (Đậu) ở các địa phương khác nhau trong cả nước, sinh sống trên cùng 1 địa bàn tham gia; các thành viên này trước tiên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với dòng tộc tại quê hương bản quán, theo sự điều hành và quyết định của Hội đồng họ tộc và trưởng họ.

Do đó tôi đề xuất, đối với cấp xã, nên thành lập và lấy tên là “Chi tộc họ Đỗ (Đậu) xã, thị trấn”. Mỗi chi tộc gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch (không gọi là Trưởng họ và Phó Trưởng họ) và 1 đến 3 ủy viên được phân công phụ trách từng lĩnh vực công việc trong chi tộc; còn phân công ai đảm nhiệm chức danh kế toán hay thủ quỹ trong chi hội là do phân công của Ban chấp hành chi tộc hộ Đỗ (Đậu) xã, thị trấn quyết định, như vậy sẽ phù hợp hơn.

3- Về giải pháp để xây dựng và phát triển hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện và cơ sở. Theo phương hướng, nhiệm vụ đề ra đến năm 2023, sẽ mở rộng quy mô và phát triển Hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện và các chi họ ở xã, phường, thị trấn;  Phấn đấu trong nhiệm kỳ thu hút thêm được ít nhất 150 thành viên; thành lập 6 Hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện và có ít nhất 15 chi hội. Để thực hiện được chỉ tiêu trên, tôi đề nghị:

a)     Đối với Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh:

– Có văn bản gửi Chính quyền huyện, thành phố trong tỉnh về chủ trương của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam và Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La về việc thành lập Hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện, thành phố và các chi hội xã, thị trấn, để làm căn cứ cho các cơ sở báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

– Ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình và các văn bản pháp lý cần thiết để các huyện triển khai. Vì tổ chức Hội đồng họ Đỗ (Đậu) cũng là một trong các tổ chức xã hội tự nguyện, chịu sự quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động theo Nghị định 45 của Chính phủ. Việc thành lập một tổ chức xã hội ở cấp huyện, Ban vận động hoặc Ban liên lạc thành lập tổ chức đó và địa điểm dự kiến đặt trụ sở phải báo cáo UBND huyện quyết định; đồng thời tổ chức đó phải được UBND tỉnh ra quyết định cho phép thành lập…

– Cung cấp các tư liệu về Lịch sử dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam; Điều lệ hoặc quy chế hoạt động; tộc ước dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam (có thể bán cho các cơ sở) để có tài liệu tuyên truyền về truyền thống; lịch sử hình thành và phát triển của Dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam; từ dó tập hợp các thành viên trong các dòng tộc Hộ Đỗ (Đậu) tự nguyện tham gia vào tổ chức của dòng họ.

b)    Đối với các huyện và cơ sơ

– Phải chọn được người có uy tín, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm tham gia vào Ban Liên lạc, và Hội đồng lâm thời dòng họ Đỗ (Đâu) cấp huyện để làm công tác tuyên tuyền, tập hợp, thu hút các thành viên thuộc các dòng tộc họ Đỗ (Đậu) tham gia vào tổ chức cuả Họ. Đồng thời chuẩn bị các nội dung văn bản cần thiết để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định cho việc thành lập Hội đồng họ Đỗ (Đậu) cấp huyện và cơ sở.

– Chọn và phối hợp chặt chẽ với một số thành viên họ Đỗ (Đậu) tại các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên tuyền về lịch sử Dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam; quy chế tố chức hoạt động; quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong dòng họ, để từ đó các thành viên trong các chi nhánh, dòng tộc họ Đỗ tại các xã tự nguyện tham gia vào hoạt động của dòng họ.

– Đi đôi với tập hợp thành viên của dòng họ, phải tổ chức học tập, trao đổi về kinh nghiệm thành lập và hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) các huyện khác trong và ngoài tỉnh để từ đó chuẩn bị tốt các nội dung về Báo cáo kết quả hoạt động, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1; Quy chế hoạt dộng; hiệp thương về nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành, Chủ tịch, Phó chủ tịch và ủy viên tham gia vào các lĩnh vực công việc của dòng họ, để trình cấp có thẩm quyền và Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh cho ý kiến phê duyệt theo quy định.

Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi xin được kiến nghị và đề xuất với Đại hội lần thứ nhất Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La, để đại hội nghiên cứu, tham khảo và cho ý kiến. Một lần nữa xin kính chúc quý vị đại biểu khách quý của Đại hội; các cụ, các ông bà, cô bác và anh chị em họ Đỗ (Đậu) dự Đại hội luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, đoàn kết. Chúc Đại hội lần thứ nhất Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2023 thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.