Họ Đỗ sen chiểu

 

Bài tham luận tại cuộc gặp mặt họ đỗ Việt Nam của Họ Đỗ sen chiểu – xứ đoài E-mail
27/06/2009

Kính thưa:

– Thường trực Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam

– Phó giáo sư Đỗ Tòng người có công đầu về việc sưu tầm biên soạn, tập hợp các dòng họ Đỗ Việt Nam hiện là cố vấn, Ban liên lạc họ Đỗ Việt Nam.

– Đại diện cho cấp uỷ chính quyền huyện Phúc Thọ, xã Trạch Mỹ Lộc.

– Quý vị đại diện các dòng họ Đỗ Việt Nam toàn quốc.

Trước hết tôi xin thay mặt cho họ Đỗ làng Thanh Chiểu xã Sen Chiểu kính chúc các vị khách quý, các vị trong Ban thường trực họ Đỗ Việt Nam cùng toàn thể quý vị có mặt hôm nay dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc.

Kính thưa quý vị!

Được nghe báo cáo của Ban thường trực Họ Đỗ Việt Nam, báo cáo của họ Đỗ xã Trạch Mỹ Lộc và tham luận của các đại biểu đã trình bày tôi xin bày tỏ sự nhất trí hoàn toàn. Sau đây tôi xin được phép góp thêm một số ý kiến ngắn để minh chứng và làm rõ thêm họ Đỗ ta cùng với các dòng họ khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

Được xem Phụ lục bản tin họ Đỗ Việt Nam xuất bản năm 2009 về mục II một số quần thể di tích (trang 16-17) xin cung cấp thêm: ở làng Mỹ Giang, Khánh Hiệp thuộc xã Tam Hiệp huyện Phúc Thọ có ngôi đình thờ tướng công Đỗ Năng Tế là thầy dạy học của hai vị liệt nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị do bà Man Thiện mẹ đẻ hai bài Trưng mời về dạy học cho 2 con gái (năm 30 sau công nguyên, đến nay khoảng 1978 năm). Đình được nhà nước cấp kinh phí trùng tu 2 lần – Lần thứ nhất 80 triệu đồng năm 1993, năm 2008 nhà nước cấp 8 tỷ đồng để trùng tu lớn. Đình được Bộ văn hoá thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1992.

– Chùa miếu tên chữ là Thiệu Long Tự có ngôi miếu thờ con gái cụ Đỗ Năng Tế – có bia đá lớn 1,2m cao 1,4m sau miếu thờ có cây Thiên tuế hình con rồng nằm sát mặt đất dài chừng 3cm. Nhân dân trong vùng thường xuyên chiêm bái. Chùa và miếu được Bộ văn hoá thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1992.

– ở xã Hát Môn huyện Phúc Thọ có đền thờ Hai Bà Trưng được Bộ VHTT cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1962.

– Di tích lịch sử văn hoá Miếu Mèn thờ bà Man Thiện ở cánh đồng Gò Mả Dạ xã Cam Thượng huyện Ba Vì còn đôi câu đối:

Kiếm cung song mỹ quang từ phạm

Trở đậu thiên thu hữu lệnh danh.

Tạm dịch là: Hai con gái giỏi võ nghệ kiếm cung

Tên tuổi còn mãi với non sông.

Từ những tư liệu và di tích còn sót lại, trải qua nhiều biến thiên, lịch sử, thiên tại, binh hoả….tôi nhận thấy họ Đỗ ta trong đó có họ đỗ Xứ Đoài thị trấn Sơn Tây cũ (Sơn – Hưng – Tuyên) gồm Sơn Tây – Hưng Hoá – Tuyên Quang tồn tại khá lâu đời).

Huyện Phúc Thọ hiện có 19/23 xã thị trấn có bà con họ Đỗ sinh sống với trên 15.300 nhân khẩu – xã có đông người họ Đỗ là xã Liên Hiệp trên 3.600 người, xã Hiệp Thuận 1.800 người…

Vì thời gian có hạn tôi xin được dừng tại đây. Sẽ tiếp tục đóng góp tư liệu trên các số bản tin sau.

Kính chúc quý vị khách quý, các vị đại biểu các dòng họ Đỗ Việt Nam an khang, thịnh vượng, xây dựng họ Đỗ ngày càng lớn mạnh, tốt đẹp hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đỗ Văn Miên
Nguồn hodovietnam.vn