Dòng họ Đỗ ở Hưng Yên, cha đỗ Hoàng Giáp, con đỗ Trạng nguyên, cả 3 cha con được cả làng thờ cúng

Dòng họ Đỗ ở Hưng Yên, cha đỗ Hoàng Giáp, con đỗ Trạng nguyên, cả 3 cha con được cả làng thờ cúng

Đỗ Nhân còn có tên là Nhạc, sinh năm Giáp Ngọ (1474), mất năm Mậu Dần (1518), quê ở làng Lại Ốc, nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Cả ba cha con Đỗ Nhân đều được dân làng Lại Ốc thờ phụng.

Vì sao dòng họ Đàm ở Từ Sơn của Bắc Ninh được vua Lê-chúa Trịnh cấp đất xây lăng, cả làng cùng cúng giỗ?

Lặn hàng tiếng đồng hồ giữa sông để bắt con đặc sản đen, một buổi sáng kiếm được tiền triệu

Dòng họ Ngô ở Tiền Hải đất Thái Bình sinh ra thủ lĩnh Cần Vương chống Pháp số một đất Bắc Kỳ

Dòng họ Đào quê Thái Bình có 2 cha con đều là nhà báo nổi tiếng, ví như “hổ phụ sinh hổ tử”

Dòng họ Tô trên đất Văn Giang của Hưng Yên

Cùng với những địa phương khác trong cả nước, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) có nhiều con đường, tuyến phố được đặt theo tên các danh nhân, những người anh hùng đã góp công lớn trong xây dựng và bảo vệ quê hương.

Trong đó có tuyến phố rất đỗi yên bình, dân cư đông đúc, mang tên Đỗ Nhân. Nhưng giống như một số đường, phố khác trong thành phố ở xứ sở nhãn lồng, không nhiều người biết về tiểu sử, công trạng của danh nhân được đặt tên cho tuyến phố này.

Dòng họ Đỗ ở Hưng Yên, cha đỗ Hoàng Giáp, con đỗ Trạng nguyên, cả 3 cha con được cả làng thờ cúng

Phố Đỗ Nhân, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

 Đỗ Nhân còn có tên là Nhạc, sinh năm Giáp Ngọ (1474), mất năm Mậu Dần (1518), quê ở làng Lại Ốc, nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Cả ba cha con Đỗ Nhân đều được dân làng Lại Ốc thờ phụng. Trong đó, một người là Trạng nguyên, một người là Hoàng giáp và một người là tiến sĩ. Vị Hoàng giáp là Đỗ Nhân, “hổ phụ sinh hổ tử”, hai vị còn lại chính là 2 con trai của ông.

Lộ Ma vốn là pháp trường hành quyết tử tù thời nhà Nguyễn nay là đường nào ở TP Mỹ Tho của Tiền Giang?

Lộ Ma vốn là pháp trường hành quyết tử tù thời nhà Nguyễn nay là đường nào ở TP Mỹ Tho của Tiền Giang?

Theo sách Danh nhân Hưng Yên, năm 1493, vua Lê mở khoa thi, Đỗ Nhân ứng thí và đỗ Hoàng giáp. Năm ấy ông 20 tuổi.

Cuộc đời ông làm quan trải qua 6 triều vua đều một lòng, một dạ trung thành. Ông giữ các chức quan như: Thượng thư bộ Hộ kiêm Đô ngự sử, Đông các Đại học sĩ, nhập nội Kinh Diên (vào hầu giảng sách cho vua ở toà Kinh Diên), từng đi sứ sang nhà Minh. Ông nổi tiếng hay chữ, thanh liêm, tính tình cương trực, thẳng thắn, dám nói thẳng ý mình, không sợ cường quyền.

Năm Đinh Sửu (1517) đời vua Lê Quang Thiệu, ông giữ chức Thượng thư bộ Lại và vẫn kiêm Đô ngự sử. Nhà Lê lúc ấy ngày càng suy yếu. Năm 1518, quyền thần là Trần Chân bị vua giết. Thuộc hạ thân tín của Chân là Nguyễn Kính đem quân ép sát kinh thành Thăng Long. Vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành trong đêm.

Sau đó, vua cho triệu Mạc Đăng Dung ở Hải Dương về dẹp loạn. Mạc Đăng Dung liên tục ép buộc vua dời từ nơi này sang nơi khác. Khi biết mưu đồ của Mạc Đăng Dung, Đỗ Nhân cùng một đại thần khác là Nguyễn Dự can gián nhưng không được.

Thấy vua bị ép phải vượt qua sông Hồng về sát kinh thành vẫn đang do quân phiến loạn chiếm giữ, Đỗ Nhân không màng nguy hiểm ra sức can ngăn. Mạc Đăng Dung thấy vậy sai người bắt rồi giết ông và Nguyễn Dự.

Hành cung Long Bình kiến trúc cổ đồ sộ ở Phú Yên được xây dựng vào thế kỷ nào, dùng vào việc gì?

Hành cung Long Bình kiến trúc cổ đồ sộ ở Phú Yên được xây dựng vào thế kỷ nào, dùng vào việc gì?

Sử sách có ghi, về sau Mạc Đăng Dung nhận thấy việc giết Đỗ Nhân và Nguyễn Dự là quá nhẫn tâm nên cuối năm đó tâu vua làm lễ dự tế cho hai ông, cử Thượng thư bộ Lại là Lê Sạn đứng chủ tế và cấp cho gia quyến mỗi nhà 100 quan tiền, truy tặng Đỗ Nhân tước “Thiếu bảo, Văn Trinh bá”…

Thương tiếc người con quê hương tài năng, cương trực, dân làng Lại Ốc lập đền thờ ông trong làng, tôn ông là phúc thần. Sau này, khi nhà Mạc nắm quyền, mở khoa thi chọn người tài ra giúp nước. Các con của Đỗ Nhân là Đỗ Tông, Đỗ Tấn ra ứng thí đều được đề danh trên bảng vàng đại khoa và làm quan nhà Mạc, giữ chức vụ cao trong triều.

Trong lịch sử khoa cử thời phong kiến, Hưng Yên có 3 người đỗ Trạng nguyên. Một trong số 3 ông trạng đó là Đỗ Tông, con trai của Đỗ Nhân. Đỗ Tông sinh năm 1504, năm 26 tuổi ông đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu (1529) đời Mạc Thái Tổ, giữ các chức quan như: Tả Thị lang Bộ Hình, Đông các Đại học sĩ.

Ở làng Lại Ốc hiện còn dấu tích “Đền ông Trạng”, là đền thờ ông trạng Đỗ Tông. Người dân ở đây tự hào quê hương mình có một Trạng nguyên, tiếc là ngôi đền đã bị phá huỷ bởi giặc giã, chiến tranh.

Con út của Đỗ Nhân là Đỗ Tấn sinh năm 1514. Năm 22 tuổi, Đỗ Tấn đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1536) đời Mạc Đăng Doanh, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ, Đông các Đại học sĩ, tước Trân Quận công…

Quảng Bình: Vùng đất những cây thị cổ thụ bên sông Son, gốc che chở người dân, trái vang danh đặc sản

Quảng Bình: Vùng đất những cây thị cổ thụ bên sông Son, gốc che chở người dân, trái vang danh đặc sản

Hoàng giáp Đỗ Nhân còn có nhiều đóng góp giá trị trên lĩnh vực sáng tác văn học. Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh có 17 nhà khoa bảng hiện còn lại các tác phẩm văn học, sử học và các trước tác khác, trong số những tác phẩm đáng lưu ý nhất có “Vịnh sử thi tập” của Đỗ Nhân…

Hẳn mỗi người dân sinh sống ở nơi từng vang danh “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” sẽ càng thêm tự hào về Đỗ Nhân, vị danh tài khoa bảng thời phòng kiến cùng truyền thống hiếu học của hiền nhân. Dù 5 thế kỷ đã qua, ông vẫn là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ học tập, noi theo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay.

Theo danviet.vn