Hà Nội: Đền Cẩm Sơn, xã Cổ Đô được xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa

Dự buổi lễ có ông Hà Xuân Hưng – Bí thư huyện Ủy Ba Vì; ông Bạch Công Tiến Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, GS.TS Đào Xuân Học – nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng các phòng, ban trực thuộc huyện Ba Vì và đông đảo người dân thôn Cổ Đô.

(TN&MT) – Ngày 11/3, Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì, TP Hà Nội đã trao Bằng xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa – Nghệ thuật Đền Cẩm Sơn của UBND TP Hà Nội cho người dân thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô.
Người dân làng Cổ Đô rước Bằng Bằng xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa – Nghệ thuật Đền Cẩm Sơn của UBND TP Hà Nội từ UBND xã Cổ Đô về đền Cẩm Sơn

Theo sử sách ghi lại, Đền Cẩm Sơn có niên đại khởi dựng từ rất sớm gắn liền với quá trình sinh tồn và phát triển của văn hóa làng xã. Trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử đến nay Đền không còn lưu giữ được đầy đủ nguồn tư liệu ghi lại chính xác năm khởi dựng …của ngôi Đền. Việc các cơ quan chuyên môn xác định niên đại khởi dựng của ngôi Đền được căn cứ trên những nguồn tư liệu, di vật hiện đang lưu giữ tại ngôi đền như: “tượng đá, sắc phong và thần tích”.

Về địa lý: Ngôi Đền ngự trên đầu rồng của dãy núi Cẩm sơn mặt hướng về đất Tổ Hùng Vương bên hữu ngạn dòng sông Hồng và sông Đà giao nhau bởi “ngã ba Hạc” cuộn sóng, là nơi chứa chất bao huyền thoại từ thủa bình minh.

1203 quan khach du leCác đại biểu và nhân dân Cổ Đô dự buổi Lễ sáng 11/3

Từ núi Cẩm Sơn ngắm địa thế Làng Cổ Đô như một thung lũng xanh trù phú mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng. Với địa thế trước mặt là dòng Sông Hồng đỏ nặng phù sa, sau lưng là dãy núi Cẩm sơn.

Theo quan niệm Phong thủy thì đền Cẩm Sơn đã ở trên một mảnh đất có long mạch tốt. Đền Cẩm Sơn ở trên nền cao mang yếu tố Dương, dòng sông nước chảy tượng trưng cho yếu tố Âm. Theo quan niệm xưa Âm – Dương luôn phải được giao hòa, cân bằng thì vạn vật mới, trường tồn và phát triển .

Trong chiều dài lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước, thì Vương triều nhà Trần xuất hiện những vị vua, vị tướng anh minh tài giỏi, kiệt xuất cứu dân, hộ quốc, lúc còn sống thì giỏi đánh giặc, lúc mất đi thì trở thành phật thánh như “Vua, Phật Hoàng Trần nhân Tông, Đức Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Đức thánh Trần…

Bí thư Huyện ủy Ba Vì – ông Hà Xuân Hưng (bên phải) trao Bằng cho Đảng ủy, Chính quyền xã Cổ Đô và đại diện người dân làng Cổ Đô

Về Tấm gương trung quân Ái quốc có vị Tướng Đỗ Minh còn gọi là (Vũ Uy Đại Vương), văn võ toàn tài, sống thì một lòng phò vua, giúp nước bảo vệ nhân dân, bảo vệ vương triều, tấm lòng ngay thẳng dám can ngăn những sự sai trái, xả thân cứu giá vương triều. Sau khi mất ngài được truy tặng Sắc phong là (Vũ Uy Đại Vương) vị tướng thời nhà Trần, Ngài được Sắc phong là: “Đại đô Thành Hoàng Dực bảo trung hưng, Trấn an giang khẩu; Vũ uy Đại vương thượng Đẳng thần”.

Đền Cẩm Sơn từ khi được lập đến nay, có bề dày lịch sử trên Bảy trăm năm. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi Đền vẫn giữ được phong cách kiến trúc truyền thống, mang phong cách nghệ thuật độc đáo đan xen của các triều đại nối tiếp nhau.

Cùng với di tích lịch sử văn hóa lâu đời khác của quê hương Cổ Đô trong đó có nhiều di tích đã được xếp hạng như: “Nhà thờ và lăng mộ Lưỡng Quốc thượng thư Nguyễn Sứ Mạnh, Đền thờ Lục bộ thượng thư – danh nhân Nguyễn Bá Lân, Đình làng Cổ Đô, Đền thờ Công chúa Thiếu hoa, chùa Khánh Ân, Đền thờ Bác Hồ; Đình, miếu, chùa, nhà thờ thiên chúa giáo thôn Kiều Mộc; Đền, Chùa thôn Vu Chu; Đình, chùa thôn Viên Châu. Tạo thành một quần thể công trình lịch sử văn hóa nghệ thuật tiêu biểu ở vùng quê Bắc Bộ, để hòa nhập với hệ thống di tích cổ vùng văn hóa sứ Đoài đáng được trân trọng. Nhân dân Việt Nam thường nói “Cầu Nam, Chùa Bắc, Đình Đoài”.

Cổ Đô 4Chủ tịch UBND huyện Ba Vì – ông Bạch Công Tiến phát biểu tại buổi Lễ

Phát huy truyền thống của cha ông, nhân dân Cổ Đô đã kiên cường bám trụ đấu tranh giữ làng, giữ nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam của tổ quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân phương Cổ Đô hăng hái đóng góp đầy đủ sức người, sức của phục vụ sự nghiệp cách mạng với tinh thần: “Thóc không thiếu một cân – Quân không thiếu một người”, anh dũng đấu tranh, hi sinh vì nền độc lập tự do của tổ quốc với 263 liệt sỹ, nhiều thương bệnh binh….  Xã Cổ Đô được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” từ năm 1995; 5/4 làng đều được công nhận là làng văn hóa.

Trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển, nhân dân Cổ Đô không ngừng học tập, phát huy tinh thần thi đua yêu nước, truyền thống văn hóa, cách mạng của các thế hệ cha anh ta đi trước, đoàn kết, gắn bó đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội đã xây dựng quê hương Cổ Đô đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2014; Kinh tế, chính trị, văn hóa, An ninh quốc phòng ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhiều người con của quê hương Cổ Đô đã trưởng thành, phát triển trên mọi lĩnh vực, trên khắp mọi mọi miền đất nước.

Có được sự công nhận di tích lịch sử này trước hết Bản thân vị tướng là tấm gương trung quân ái quốc trong lòng người dân ở địa phương, trên bảy trăm năm qua tiếp tục âm phù dương trợ cho quê hương Cổ Đô, là tấm lòng tôn kính của nhân dân trọn nghĩa vẹn tình trong việc giữ gìn bảo vệ di tích, thường xuyên tu tạo công đức hương khói phụng thờ.

Đặc biệt trong năm qua Đảng, chính quyền các cấp từ xã đến huyện, Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo sâu sát để di tích được công nhận xứng tầm trong nền Văn hóa Tâm linh của Dân tộc…

Đền Cẩm Sơn được công nhận di tích là niềm tự hào của người dân Cổ Đô

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Việc công nhận, xếp hạng di tích Đền Cẩm Sơn hôm nay không chỉ là niềm tự hào của người dân thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô nói riêng mà là của cả người dân Ba Vì nói chung.

Ông Bạch Công Tiến mong muốn đây tiếp tục là nguồn cổ vũ, động viên tới Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Cổ Đô, là sự kiện, động lực để Nhân dân Cổ Đô tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến của quê hương trên mọi lĩnh vực đặc biệt là thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm bắt sâu và thăm kè Cổ Đô 8/7/1958 – 8/7/2018; 50 năm thành lập huyện Ba Vì 26/7/1968 – 26/7/2018)…

Người đứng đầu UBND huyện Ba Vì cũng mong muốn Đảng bộ, Chính quyền và người dân Cổ Đô nhất là người dân thông Cổ Đô phát huy tinh thần của người dân một trong những làng văn hóa đầu tiên của Thủ đô Hà Nội tiếp tục phát huy giá trị di tích để Đền Cẩm Sơn phát huy giá trị văn hóa lịch sử của mình.
Nguồn https://baotainguyenmoitruong.vn/