LỄ CUNG HIẾN XÁ LỢI PHẬT – HẢI PHÒNG

 

18/05/2013
Ngày Phật đản năm nay, tại từ đường họ Đỗ Đâu Kiên đã Hỉ cúng 07 tháp xá lợi Phật và hàng chục tháp xá lợi thánh tăng của dòng họ Đỗ cho GHPG Thành phố Hải phòng. Đây là một phần trong số xá lợi Phật được thờ tại từ đường họ Đỗ Đâu Kiên.

Hội Đồng họ Đỗ Việt Nam, Hội đồng họ Đỗ Thành phố Hải phòng và bà con họ Đỗ Đâu Kiên vinh hạnh được đón Đoàn của Thượng Tọa Thích Thích Tục Bách- PCT Giáo hội Phật Giáo Thành phố, cùng nhiều đại đức tăng ni và hàng trăm phật tử TP Hải Phòng, Đoàn của Ni sư Trúc Phương từ miền nam ra và nước ngoài về.  Đại diện Đảng ủy, Chính quyền và nhiều ban ngành, đoàn thể xã Quốc Tuấn, huyện An Lão.

Họ Đỗ là dòng họ duy nhất ở Việt Nam cung thỉnh được xá lợi Phật về thờ hẳn có duyên nghiệp từ xưa, truyền từ Đại bồ Tát hương Vân Cái, qua Quốc sư Pháp Thuận Triều Lý cho đến ngày nay.

Thay mặt HDDH Đ VN ông Đỗ Ngọc Liên và ông Đỗ Xuân Sính cung hiến Xã Lợi Phật cho Giáo hội Phật Giáo Hải Phòng.

Đúng 16 giờ đoàn xe chở Xá Lợi Phật dời An Lão về Hải Phòng. Theo Ban tổ chức có hơn 60  ô tô đã được huy động cho ngày đại lễ.

Tại Hải phòng,  Hàng nghìn Phật tử đã tham ra rước xã lợi Phật về an vị tại Chùa An Biên ( Chùa Vẻn), một ngôi đại cổ tự ở 244- Hải Phòng.  Trù trì buổi lễ đã vinh danh dòng họ Đỗ Việt Nam, đã truyền thừa đạo lý của nhà Phật của Tổ Tiên, cung hiến Xá Lợi Đức Phật cho Giáo Hội, để từ đó nhiều ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, được vinh hạnh tiếp nhận xá lợi của ngài.

Ông Đỗ Văn Sính thay mặt họ Đỗ Việt Nam đã có lời đáp từ, chúc sức khỏe Chư tôn đức, quí vị đại biểu,,,  cảm tưởng về truyền thống kính tin Phật trờ, tôn sùng thần thánh và vinh dự được làm cầu nối để giúp nhiều dòng họ Đỗ khác và chùa Chiền cung nghinh Xá lợi Phật về đại phương của mình.

Đông đảo bà con Phật tử đã được chiêm bái xá lợi đức Phất, và tham gia lễ tắm Phật. Như có sự linh ứng của Trời- Phậ, buổi lễ vừa xong, một trận mưa làng đổ xuống trước sự hoan hỷ của người dự lễ.

 

BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ CUNG LINH XÁ LỢI PHẬT – HẢI PHÒNG

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ka Mâu Ni Phật (3 lần)

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát – Ma Ha Tát (3 lần)

 

Kính thưa các vị quý khách!

Kính thưa các vị Đại Đức, Tăng Ni

Kính thưa các quý ông, quý bà, bà con cô bác!

Cho phép tôi thay mặt thường trực Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam và bà con dòng tộc Đỗ (Đậu) Việt Nam trong nước và nước ngoài, xin gửi đến các vị quý khách, các vị Đại Đức Tăng Ni, các quý ông, quý bà, bà con cô bác lời chúc phúc: AN LÀNH VÀ THỊNH VƯỢNG!

Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam rất vinh dự và tự hào được về đây hôm nay, ngày mồng 8 tháng 4 năm Quý Tỵ, đúng ngày Phật Đản, để cùng các vị Đại Đức Tăng Ni Phật Tử và bà con họ Đỗ thôn Đâu Kiên, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Tham gia Phật sự to lớn và quan trọng đó là:

Tổ chức cung nghinh XÁ LỢI PHẬT từ Từ đường họ Đỗ Đâu Kiên về An vị tại chùa Vẻn, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

Đây là lần thứ 4 Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam được vinh dự đứng ra đồng tổ chức tại lễ cung nghinh XÁ LỢI PHẬT. Có được phước duyên to lớn đó là bởi tổ tiên xa xưa nhất của họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đều là những bậc tu hành đắc đạo.

Tiền nhân họ Đỗ xa xưa nhất được biết đến nay còn ghi trong thư tịch cũ là một cụ bà  và 08 người em trai là Bát Bộ Kim Cương. Cụ Bà, Đỗ (Quý thị), húy là Ngoan, có tên tự là Đoan Trang. Tục truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương trấn trị ở cửa sông Tô Lịch(3) vùng Nghi Tàm (cụ Long Đỗ về sau còn được gọi là Thần Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành, thờ ở đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội). Sách họ Đỗ Việt Nam tập I, in năm 2001, nhà xuất bản Văn hóa thông tin có ghi chú rõ (trang 259):

Theo truyền thuyết Vua Đế Minh, cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam, lấy con gái bà Vụ Tiên, sinh người con trai đặt tên là Lộc Tục. Theo ” Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư”, ” Bách Việt Tộc Phả” Cụ Đỗ Quí Thị là vợ cả vua Đế Minh. Hai Cụ sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương, còn gọi là Vua cha Ngọc hoàng Thượng đế). Giận chồng lạnh nhạt với mình, cụ bỏ nhà đi tu,  dùng sự dạy dỗ để cảm hoá người khác. Cụ Bà họ Đỗ tu theo đạo Sa Bà, đạo của Đế Thiên Phục Hy Hư Không giáo chủ cách đây khoảng 5.000 năm. Cụ sinh mồng 8 tháng Tư âm lịch, hoá ngày 15 tháng Bảy âm lịch ở Nội Tích, Đại Lôi (Ba La).

Cùng tám người em trai cụ, đã nuôi dạy con trai là Lộc Tục nhiều năm tu ở động Tiên Phi, Lạc Thủy Hòa Bình. Ở đây cụ được gọi là sơn trại chúa Mường, Tây Vương mẫu, dân gọi nôm na là Mẫu Đầm Đa, và tôn thờ Ngài đến nay. Hằng năm chùa Hương mở lễ hội vào mồng 6 tháng giêng âm lịch. Trước lễ hội 02 ngày bô lão làng Yến Vĩ sang lễ Ngài ở Động Tiên Phi xin phép cho mở cửa rừng và khai hội Chùa Hương

Khi Lộc tục được cha (Đế Minh) truyền ngôi, xưng là Kinh Dương Vương đã đón Mẹ về tu ở chùa Đại Bi. Tên hiệu của Cụ là Tín Thiền Sư, Hương Vân Cái bồ tát. Sau này dân thờ cụ ở chùa Đại Bi.  Trước đây Chùa ở gần ngã ba Ba La, đã bị hủy hoại do chiến tranh, vì thế bà con dân làng Vân La phải chuyển tượng thờ ở chùa Đại Bi về chùa Vân La. Chùa Vân La tên chữ là Đăng Vân ở thôn Vân La, xã Văn Khê, thành phố Hà Đông.

Là tối cao ngoại tổ của dòng họ Nguyễn Vân ở Vân Nội, nên Cụ được thờ cùng liệt vị tiên tổ họ Nguyễn Vân tại nhà thờ ở thôn Vân Nội. Bài vị thờ Cụ theo phật hiệu là Hương Vân Cái Bồ Tát. Đến nay nhà thờ Nguyễn Vân còn lưu giữ được bài cúng tổ xa xưa như là một bài tụng niệm gọi là bài “Thỉnh tổ tổng khoa- Cúng gia tiên”. Họ Nguyễn Vân Nội từ xưa đến nay cung thỉnh tổ đều đọc bài này, nguyên bản là chữ Phạn, Hán. Trong phần mở đầu ghi rõ câu “Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát” (3).

Gần đây Chúng tôi  phát hiện ở ngôi chùa cổ Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc cũng thờ cụ Đỗ Quí Thị. Cùng với tượng thờ, hai bên còn có đôi câu đối nguyên văn chữ Hán như sau: – Định an vũ trọng quang từ nhật – Di đà như niệm vọng Hương vân;

Trong các chốn thiền-môn và mọi khóa-lễ … sau khi đọc xong lời nguyện-hương rồi, Phật-tử đều đồng xưng-niệm danh-hiệu của ngài là:

“Nam-mô HƯƠNG-VÂN CÁI BỒ-TÁT”.

Cụ Đỗ Quý thị có 8 người em trai, được tôn hiệu là Bát Bộ Kim Cương.

– Đỗ Xương, hiệu là Thanh Trừ Tai Kim Cương

– Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thần Kim Cương

– Đỗ Kỹ, hiệu là Hoàng Tùy Cầu Kim Cương

– Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thủy Kim Cương

– Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương

– Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương

– Đỗ Bích, hiệu là Từ Hiền Thần Kim Cương

– Đỗ Trọng, hiệu là Đại Lực Thần Kim Cương

Mộ 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (nghĩa là gò Cóc Thần) vùng Ba La,  cách chùa Vân La khoảng 200 mét.Trước kia còn miếu thờ tám vị trên ở gò Thiềm Thừ vùng Ba La và có hai bia đá hình trụ (cao trên 1 mét, trụ 4 mặt, mỗi bề rộng 40cm, đỉnh trụ có một con cóc ôm quả cầu). Bốn mặt bia trụ có bài minh gồm 4 câu chữ Hán, đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp dịch năm 1789 (theo ý):

 

– Phương phần bảo vật

– Vạn cổ nghiễm nhiên

– Chi hạng lưu hương

– Thiên thu trường tại

Dịch:

Lối cũ dấu thơm

Nghìn xưa vẫn đó

Cây to báu vật

Muôn thuở còn đây.

 

Hai bia này hiện còn ở làng Cự Khê, Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội, sát bờ Sông Nhuệ.

Chúng tôi được biết hầu hết những các ngôi chùa ở Việt Nam đều có tượng Bát Bộ Kim Cương và tượng Quan Âm Tống Tử, với hình tượng một người phụ nữ bế con. Căn cứ vào những bức tượng thờ Hương Vân Cái Bồ Tát ở chùa Vân La Hà Đông và chùa Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi khẳng định rằng Quan Âm Tống Tử chính là hiện thân của Đức Hương Vân Cái Bồ Tát.

Cung nghinh Xá Lợi Phật là một nghi thức tôn giáo, thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật, tôn vinh giá trị văn hóa Phật, tạo phước cho mình và con cháu đời sau.

… “Kính cẩn nguyện cầu Xá Lợi Phật thường trụ thế gian làm nơi quy ngưỡng cho tất cả chúng sinh; làm nơi nương tựa cho tất cả những người con  Phật và nguyện cầu oai lực của Xá Lợi Phật gia hộ thế giới hòa bình, đất nước hưng thịnh, nhân dân vui cảnh thái bình, mọi người thấm nhuần từ bi và trí tuệ…”.

Đại đức Thích Chơn Phương trụ trì chùa Viên Đình, xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội đã nói:

“Nơi nào có Xá Lợi Phật ngự nơi ấy sẽ mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no. Phước điền của Phật sẽ tỏa ra muôn nơi, diệt trừ cái ác, gieo mầm cái thiện”.

Kính thưa các vị quý khách

Kính thưa các vị Đại Đức, Tăng Ni.

Kính thưa các quý ông, quý bà, bà con cô bác.

Với lòng hướng Phật và hiếu kính Tổ Tiên, họ Đỗ (Đậu) Việt Nam mong muốn tại Chùa Vẻn mà chúng ta long trọng tổ chức lễ cung nghinh Xá Lợi Phật hôm nay, có tượng thờ Bát Bộ Kim Cương và ban thờ vị Đại Bồ Tát của dân tộc Việt Nam, tên của ngài là Hương Vân Cái Bồ Tát.

Người đã sinh ra Lộc Tục – Kinh Dương Vương, là bà Nội của cha Rồng Lạc Long Quân và mẹ Tiên Âu Cơ, là những Tổ Tiên xa xưa nhất của đất nước được viết đến nay còn ghi trong thư tịch cũ đây là một hành động thiết thực gắn kết Tổ Tiên đất nước với Đạo Phật nghìn năm.

Xin kính chúc tất cả các quý vị có mặt tại đây lời chúc sức khỏe, viên mãn.

 

Xin chân thành cảm ơn!

 

T/M Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam

Chủ tịch

 

KS. Đỗ Ngọc Liên