Tham luận của Đoàn Nghệ An Tại Đại hội đại biểu họ Đỗ (Đậu) Việt Nam

HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) NGHỆ AN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

 

Nghệ An, ngày 26 tháng 12 năm 2024

 

THAM LUẬN

Tại Đại hội đại biểu họ Đỗ (Đậu) Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2029

Chủ đề: Hiệu quả công tác tổ chức nhân sự của hội đồng họ đỗ đậu Việt Nam.

–        Kính thưa quý vị đại biểu

–        Kính thưa Đại hội

    Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trải qua hàng 1000 năm văn hiến đã chứng minh mỗi khi đất nước có lâm nguy có kẻ thù xâm lược hay trải qua những biến cố nội sâm thì lúc đó lòng tự hào dân tộc nhân dân trăm họ đoàn kết, quyết một lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau lấy mục tiêu cao cả của dân tộc đặt lên hàng đầu, thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ. Hồn thiêng sông núi đó là truyền thống mãi mãi trường tồn đến ngày hôm nay.

  1. Một số nét về dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam:

Trong dòng chảy văn hóa các dòng họ cả nước họ đỗ đậu Việt Nam có bề dày lịch sử trên 5000 năm, trước thuở lập nước đầu tiên mang quốc hiệu Văn Lang hiện nay có khu mộ tổ ở Ba La Hà Đông là di tích lịch sử được nhà nước công nhận, dân số chiếm khoảng 1,9% tương đương 1,9 triệu người xếp thứ 10 trong tâm họ Việt Nam là dòng họ xếp thứ sáu về khoa bảng ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc thì con cháu các thế hệ thuộc dòng họ Đỗ (Đậu) luôn tự hào về sự đoàn kết, hiếu học, đỗ đạt, không ngừng phấn đấu để góp phần mình vào sự phồn thịnh và phát triển của đất nước rạng danh dòng họ và con cháu.

Bề dày lịch sự là vậy tuy nhiên đến năm 1997 Ban liên lạc họ Đỗ (Đậu) Việt Nam mới được thành lập bởi phó giáo sư Đỗ Tòng, bắt đầu việc tiếp theo nghiên cứu về lịch sử dòng họ qua nhiều tài liệu để lại. Đến ngày 19 tháng 2 năm 2012 Ban liên lạc ban hành tộc ước họ Đỗ (Đậu) Việt Nam. Ngày 29 tháng 4 năm 2017 hội đồng họ Đỗ (Đậu) ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và đến  tháng 8 năm 2023 Hội đồng tiếp tục bổ sung sửa đổi quy chế hoạt động.

Việc ban hành quy chế và sửa đổi quy chế đã thể hiện sự nghiên cứu về mặt cơ cấu tổ chức, quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Hội đồng họ để có sự đổi mới, điều chỉnh bổ sung ngày càng phù hợp thực tiễn hơn, đảm bảo cho hoạt động của dòng họ ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2023 là 26 năm – Một thời gian khá dài, tương ứng 5 năm nhiệm kỳ thì việc sửa đổi còn chậm, chưa sửa đổi được nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đây chính là hạn chế lớn nhất về mặt Tổ chức làm ảnh hưởng đến công tác tư tưởng sự đồng thuận của dòng họ trong quá trình hoạt động kết nối xây dựng và phát triển.

  1. Về tổ chức hoạt động và công tác nhân sự của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Nghệ An:

Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Nghệ An – Hà Tĩnh được thành lập từ sự cách xa của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Nghệ Tĩnh ngay từ năm 1986, Ban liên lạc họ Đỗ (Đậu) Nghệ Tĩnh ra đời và hoạt động đến năm 2017 do yêu cầu thực tiễn đặt ra hội đồng họ Đỗ (Đậu) Nghệ Tĩnh tạm dừng hoạt động để hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh thăm thành lập hội đồng, có điều kiện xây dựng kết nối phát triển dòng họ theo cụ thể của từng tỉnh. Đến nay hội đồng họ Đỗ (Đậu) Nghệ An đã tiến hành đại hội lần hai nhiệm kỳ 2024 – 2028.

Đại hội nhiệm kỳ này, Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Nghệ An đã xác định tập trung đổi mới về tổ chức, nhân sự và hoạt động để dòng họ sinh hoạt tập trung, quy củ hơn, phát huy hết chức năng nhiệm vụ các tổ chức và năng lực nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Hội đồng nghiên cứu, kế thừa quy định của hội đồng họ đỗ đậu Việt Nam. Nghệ an có cơ cấu Hội đồng họ gồm 45 ủy viên, Ban thường vụ Hội đồng có 16 ủy viên, Thường trực hội đồng gồm  có một Chủ tịch và 7 Phó Chủ tịch, các ban Hội đồng và Văn phòng Hội đồng.

Nét mới của công tác tổ chức ở Nghệ an là có ban cố vấn Hội đồng, là cánh tay nối dài của hội đồng và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban cố vấn. Đặc biệt, Ban cố vấn không quy định cụ thể số lượng thành viên, đây là nơi sinh hoạt công hiến của các vị lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ của Thường trực hội đồng, Ban thường vụ hội đồng và Ủy viên hội đồng. Quá trình hoạt động của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban thường vụ và Hội đồng luôn bám theo quy chế đã ban hành để thực hiện. Duy trì đều chế độ họp định kỳ và công khai, minh bạch hoạt động thu, chi, quản lý tài chính, luôn luôn nghiên cứu để có kế hoạch sửa đổi quy chế hoạt động ngày càng phù hợp hơn.

  1. Kiến nghị đề xuất:

Để dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam và phạm vi từng địa phương, Chi Họ có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả. Tôi xin kiến nghị một số nội dung sau:

  1. Sau Đại hội Đại biểu Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam hội đồng mới cần nghiên cứu để ban hành ngay trong quý I năm 2025 quy chế tổ chức hoạt động khóa học thực tiễn. Với đặc điểm tình hình của dòng họ quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân
  2. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban thường vụ và Ủy viên Hội đồng phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc các điều, quy chế quy định, không được vận dụng tùy tiện, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai về tổ chức -nhân sự -công khai minh bạch về thu chi quản lý tài chính.
  3. Thường xuyên tổng hợp, nghiên cứu, phát hiện những vấn đề vướng mắc giữa quy định của quy chế với yêu cầu thực hiện của thực tiễn dòng họ để có quyết định bổ sung khắc phục ngay.
  4. Xem việc làm tốt công tác tổ chức nhân sự và quy chế hoạt động là gốc của công tác tư tưởng, tạo lập vững chắc sự đồng thuận, thống nhất cao của các tổ chức và cá nhân con cháu các thế hệ dòng trong dòng họ.

 Kính chúc Đại biểu sức khỏe, chúc đại hội thành công tốt đẹp.