Rằm tháng 7 (15-7 AL) là ngày hoá của Hương Vân Cái Bồ Tát, được quan niệm là ngày đức Giáo chủ xuống cõi âm xá tội cho các vong hồn tội lỗi bị giam cầm tra khảo ở âm phủ. Rằm tháng 07 còn là ngày lễ Vu lan, được hiểu là lễ báo hiếu, một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa.
Với người Việt, Đạo Phật Việt và Đạo thờ Tổ Tiên vốn cùng một gốc. Có 05 bia trong số 14 bia từ thời Lý còn giữ được đến nay ở các ngôi chùa cổ đều ghi: “Thị tộc Đại hùng ta sáng tạo ra Phật giáo”. Bia Sùng Nghiêm Diên Khánh ghi rõ, khi loài người còn hỗn mang nhà Hùng đã đem đạo giáo hoá chúng dân: “Ôi, đạo không thâu tóm về một mối đã lâu rồi…Phong hóa thuần hậu tan nát mà không ai thu về; tập tục kiêu bạc nổi sóng càng lan tràn xa rộng… Duy có họ Đại hùng vì một việc lớn nên đã xuất hiện ở thế gian này. Mở rộng cửa tế độ; nêu rõ nghĩa diệu huyền. Giáo pháp có chia ra “đốn”, “tiêm”; là tùy cơ hiểu biết có sâu, nông. Khiến [chúng sinh] vượt hố đoạn thường; lên bờ “tịch diệt”.
Theo Ngọc phả truyền thư, Đạo Sa Môn của Hương Vân Cát Bồ Tát lúc đầu chỉ là đạo tu thân, tích thiện và thờ cúng tổ tiên, rồi được cả xã hội noi theo. Ngày nay thờ cúng tổ tiên hiện diện ở tất cả các gia đình Việt Nam. Toàn xã hội coi việc tu thân, tích thiện không chỉ dành cho các nhà tu, mà là cả cộng đồng. Trên phương diện Quốc gia cả nước việc tôn thờ các vị vua, hoàng hậu có công khai sáng, lập nước và giữ nước đã thành truyền thống.
Từ khi khu di tích mộ Tổ họ Đỗ (Đậu) Việt Nam được nhà nước công nhận, bà con cả nước hành hương về miếu mộ Hương Vân Cái Bồ Tát và khu mộ Bát Bộ Kim Cương ở Ba La – Hà Đông ngày một đông.
Mùa Vu lan năm 2024 Hội Đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam sẽ tổ chức lễ dâng hương mộ Tổ và tưởng niệm ngày kỵ nhật của Tổ Mẫu Đỗ Quí Thị đúng ngày rằm 15-7 âm lịch, tại khu di tích mộ Tổ họ Đỗ (Đậu) Việt Nam và miếu mộ của Ngài ở Ba La, Hà Đông, Hà Nội.
– Cùng Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Tp Hồ Chí Minh tổ chức Lễ giỗ Tổ bà Đỗ Quí Thị, Phật hiệu Hương Vân Cái tại nhà thờ Tổ 11A đường số 4 Long Phước, Thủ Đức, HCM.
– Họ Nguyễn Nguyên Trường sẽ làm giỗ Tổ Mẫu vào ngày 15-7 âm lịch tại từ đường Bách Việt Triệu Tổ, nơi ngài được thờ là tối cao ngoại Tổ.
Từ khi khai thiên lập địa ngôi cao nhất thuộc về đấng chí tôn (Phật Di Đà, Thượng đế …tuỳ cách gọi). Ngôi cao thứ nhì là Mẫu Cửu Trùng Thiên. Theo phả cũ Mẫu Cửu đã từng giáng phàm để giáo hoá chúng dân. Ngài là Công chúa Đoan Trang, hay gọi theo họ là Đỗ Quý Thị, sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Công chúa là vợ vua Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết), sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương).
Chính sử gọi Ngài là Vụ Tiên nương (tên một vì sao trên trời). Đạo Phật ngài là Hương Vân Cái Bồ Tát ( còn có các danh hiệu Phật khác như: Phật Bà Quan Âm, Đông Độ Dược Sư, Lưu Ly Quang Phật, Thánh Mẫu Thượng Thiên…)
Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam có căn duyên với ngài từ 5.000 năm trước, nên vào dịp Đại hội họ Đỗ (Đậu) Việt Nam lần thứ 22 ngài đã thông linh giáng chỉ, qua đó chuyển chỉ đến Bách gia trăm họ con Lạc cháu Hồng, “nói để các con hiểu và các con chứng”.. Chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm. “để lặng mà suy, suy mà gắng sức. Non nước này mãi mãi xứng uy linh Tiên Tổ Đại Hoà, Đại Đế, Đại Thiên thu”.
Bài Hòa Đỗ