Doanh nhân Bạch Thái Bưởi – Chúa sông Bắc kỳ

– Từ chỗ đi thuê 3 con tàu, Bạch Thái Bưởi đã mua được 40 tàu, có 2.500 nhân viên làm việc. Công ty của ông liên tục “bành trướng” ra nhiều nước và vùng lãnh thổ…

Ra nước ngoài

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long). Một thời gian sau, công ty của ông không chỉ bó hẹp trong nước nữa mà vươn ra khắp Đông Dương và Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Philippines.

Cuối thập niên 1920 đầu 1930, công ty của Bạch Thái Bưởi có trên 40 con tàu cùng xà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ, cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Tất cả đặt dưới sự điều khiển của quản đốc Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi.

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long). Một thời gian sau, công ty của ông không chỉ bó hẹp trong nước nữa mà vươn ra khắp Đông Dương và Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Philippines.

Cuối thập niên 1920 đầu 1930, công ty của Bạch Thái Bưởi có trên 40 con tàu cùng xà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ, cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Tất cả đặt dưới sự điều khiển của quản đốc Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi.

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long). Một thời gian sau, công ty của ông không chỉ bó hẹp trong nước nữa mà vươn ra khắp Đông Dương và Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Philippines.

Cuối thập niên 1920 đầu 1930, công ty của Bạch Thái Bưởi có trên 40 con tàu cùng xà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ, cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Tất cả đặt dưới sự điều khiển của quản đốc Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi.

d
Một thời, Bạch Thái Bưởi đã “bao thầu” việc vận tải đường sông (ảnh minh họa).

Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân trang những con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt những tàu pha sông biển. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi.

Trong một Hội nghị kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin, đang làm Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi. Ông đã đáp lại: Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin. Bạch Thái Bưởi đã được mệnh danh là “Chúa sông Bắc kỳ”.

Đa ngành

Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện đại như kiểu công ty Ford của Hoa Kỳ, với các lĩnh vực như: đấu thầu thu thuế ở Chợ Rồng, Nam Định, mở ty nước ở Thái Bình, mở quán cơm Tây ở Thanh Hoá…

Năm 1928, Bạch Thái Bưởi cũng đã đầu tư vào một lĩnh vực vô cùng khó khăn là khai mỏ. Lúc bấy giờ, các mỏ than đều nằm trong tay người Pháp quản lý. Ông đã đầu tư khá nhiều tiền vào lĩnh vực này và cuối cùng đã được cấp phép khai thác than ở Quảng Yên. Ông đã không ngần ngại nhờ người thân ở Pháp tìm và tuyển dụng những người giỏi về làm việc ở Việt Nam. Tiếp sau thành công này, ông lại đầu tư tiếp vào bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Một dấu ấn khá quan trọng khác trong sự nghiệp của doanh nhân này là  xây dựng “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán).

Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hoá nhật báo với tôn chỉ: “Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau… mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm…”.

Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm giàu vì dân giàu thì nước mới giàu. Tờ báo Khai hóa ra được 22 số trước khi đình bản.

Bạch Thái Bưởi còn dự định tạo dựng nhiều công trình như xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống, xây nhà máy nước, dựng nhà máy điện cho TP Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng.

Tuy nhiên, ông đã không thực hiện được những dự định này. Ông mất vào năm 1932 tại Hải Phòng sau một cơn đau tim.

Thanh Hà  – Bee. net