QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐ HỌ ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ

HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) VIỆT NAM

HĐ HỌ ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

   Việt trì, ngày 30 tháng 5 năm 2015

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN CHẤP HÀNH  HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ

 

Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐHĐ tỉnh Phú Thọ thông qua ngày 15/9/2013 và Tôn chỉ, mục đích, tộc ước họ Đỗ (Đậu) Việt Nam, Ban chấp hành HĐHĐ Tỉnh Phú Thọ quy định Quy chế hoạt động như sau:

  1. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ
  2. Tổ chức

1.1. Ban chấp hành (BCH) Hội Đồng họ Đỗ (HĐHĐ) Tỉnh Phú Thọ là tổ chức bao gồm những người có uy tín, có tâm huyết, nhiệt tình với dòng họ và được các dòng họ Đỗ tại các huyện, thị, thành, đại phương trong tỉnh hiệp thương, tiến cử bầu ra.

1.2. BCH HĐHĐ tỉnh Phú Thọ có 1 Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch và các ủy viên; mỗi thành viên được phân công đảm nhiệm một số công việc thích hợp.

1.3. Các tổ chức ở các huyện, thị, thành, xã, phường, thị trấn… cũng có BCH cụ thể:

  1. a) Ở xã, phường có: Hội đồng gia tộc (HĐGT), Hội đồng chi tộc (HĐCT)họ Đỗ;
  2. b) Ở các huyện, thị, thành có: Ban chấp hành Hội đồng họ Đỗ (BCH HĐHĐ) huyện, thị, thành;
  3. c) Các tổ chức HĐGT, HĐCT, HĐHĐ huyện, thị, thành cũng có: 1 Chủ tịch, các phó Chủ tịch và ủy viên (tùy theo quy mô và hình thức hoạt động, số thành viên bố trí từ 5 – 15 người).
  4. Nhiệm vụ của BCH HĐHĐ tỉnh Phú Thọ

2.1. BCH HĐHĐ tỉnh Phú Thọ là trung tâm đoàn kết, đại diện cho nguyện vọng và tiếng nói chung của cộng đồng người họ Đỗ trên toàn Tỉnh Phú Thọ  trong lĩnh vực hoạt động văn hóa dòng họ, tuyên truyền, vận động, phổ biến và  hướng dẫn các thành viên thực hiện tốt: TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, TỘC ƯỚC của dòng họ và các Nghị quyết của HĐHĐ (Đậu) Việt Nam đề ra; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên theo pháp luật (khi có yêu cầu).

2.2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các chi tộc trong dòng họ. Cùng nhau khai thác, phát huy truyền thống nhân văn của các chi tộc họ Đỗ và các dòng họ bạn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2.3. Giúp nhau tìm về cội nguồn, bổ sung và biên soạn gia phả, lập phả hệ và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của họ Đỗ (Đậu) Việt Nam.

2.4. Hướng các hoạt động văn hóa dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam vào mục tiêu giáo dục con người mới; sống có văn hóa có tri thức, có đạo đức và hiếu nghĩa; lòng tự tôn, tính tự lập, giàu lòng thương yêu, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em trong tộc họ; phấn đấu cùng với các dòng họ bạn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam quyết tâm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thành một nước: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

  1. Quyền hạn của BCH HĐHĐ tỉnh Phú Thọ

3.1. Tập hợp ý kiến của các dòng họ Đỗ ở các địa phương, khu vực, Ban cố vấn để bàn bạc dân chủ và ra các nghị quyết lớn mang tính chiến lược lâu dài phù hợp với thực tiễn phát triển của dòng họ Đỗ Phú Thọ nhằm củng cố và phát triển bền vững dòng họ Đỗ trên địa bàn tỉnh nói riêng và họ Đỗ (Đậu) Việt Nam nói chung.

3.2. Kiểm tra giám sát và uốn nắn các hoạt động của các HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở địa phương cũng như BCH HĐHĐ ở các huyện, thị, thành theo đúng Tôn chỉ, Mục đích, Tộc ước họ Đỗ (Đậu) Việt Nam cũng như Quy chế hoạt động của HĐHĐ tỉnh Phú Thọ và các Nghị quyết của BCH HĐHĐ tỉnh đã đề ra.

3.3. Tổ chức kết nối phát triển thêm nhiều các thành viên mới và ra quyết định công nhận các HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các địa phương cũng như BCH HĐHĐ các huyện, thị, thành; quyết định khen thưởng các cá nhân cũng như HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các huyện, thị, thành có nhiều thành tích củng cố xây dựng và phát triển bền vững dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam.

3.4. BCH HĐHĐ tỉnh Phú Thọ hàng năm sinh hoạt toàn thể ít nhất 1 lần toàn và từ 1 – 2 năm họp mặt truyền thống các dòng họ Đỗ toàn Tỉnh.

  1. Cơ cấu tổ chức của HĐHĐ tỉnh Phú Thọ

4.1. Ban thường trực HĐHĐ Tỉnh Gồm các ông (bà) là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐHĐ tỉnh Phú Thọ.

4.2 Ban Cố vấn HĐHĐ tỉnh Phú Thọ: Gồm các ông (bà) họ Đỗ đang công tác ở các cơ quan nhà nước.

4.3. Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ, CLB Tuổi trẻ họ Đỗ…

4.4. Các Tiểu ban trực thuộc Ban thường trực HĐHĐ Tỉnh gồm:

– Tiểu Ban Tổ chức: Thực hiện công tác nghi lễ; thi đua khen thưởng và phát triển thành viên mới;

– Tiểu Ban Văn hóa: Thực hiện công tác khuyến học khuyến tài và động viên phát triển Văn hóa, KHKT cho con em họ Đỗ

– Tiểu Ban Tài chính, Kế toán: Thực hiện công tác quản lý, thu, chi quỹ và công tác hậu cần.

  1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BAN TRONG HĐHĐ TỈNH PHÚ THỌ
  2. Ban Cố vấn HĐHĐ Tỉnh Phú Thọ

1.1. Tập hợp ý kiến các dòng họ Đỗ trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ và các CLB của họ Đỗ Tỉnh để tham mưu và tư vấn với BCH và thường trực HĐHĐ Tỉnh về các nội dung hoạt động của dòng họ Đỗ theo từng thời điểm nhằm phát triển bền vững các dòng họ Đỗ Phú Thọ nói riêng và Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam nói chung.

1.2. Giới thiệu những người có tâm, có uy tín và nhiệt tình với dòng họ Đỗ để tham gia vào Ban chấp hành của các gia tộc, chi tộc cũng như BCH HĐHĐ các huyện, thị, thành và Tỉnh Phú Thọ.

1.3. Ban Cố vấn hàng năm sinh hoạt ít nhất 1 lần và 1 lần với HĐHĐ Tỉnh Phú Thọ.

  1. Ban Thường trực HĐHĐ Tỉnh Phú Thọ

Do Chủ tịch HĐHĐ Tỉnh làm Trưởng ban.

2.1. Là cơ quan thường trực để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu tại Phần I, Mục 2 bản Quy chế này.

2.2. Là đầu mối kết nối các hoạt động giữa Ban cố vấn, các CLB và BCH HĐHĐ Tỉnh; tham dự các hội nghị, hội thảo, các sự kiện của các Ban, các CLB của họ Đỗ tỉnh Phú Thọ và họ Đỗ (Đậu) Việt Nam.

2.3. Thay mặt BCH HĐHĐ Tỉnh kiểm tra, giám sát, uốn nắn, hướng dẫn các CLB, các tiểu ban trực thuộc của dòng họ nhằm thực hiện đúng các quy định, quy chế hoạt động của HĐHĐ Phú Thọ và họ Đỗ (Đậu) Việt Nam.

2.4. Xây dựng chương trình hoạt động của dòng họ Đỗ Tỉnh từng năm, 5 năm… Chuẩn bị các nội dung và tổ chức các hội nghị của BCH HĐHĐ Tỉnh và chương trình họp mặt truyền thống họ Đỗ Tỉnh theo định kỳ.

2.5. Đầu mối giao lưu và làm việc với các HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các xã phường, thị trấn cũng như HĐHĐ các huyện, thị, thành, HĐHĐ (Đậu) Việt Nam và họ Đỗ các tỉnh bạn…

  1. Câu lạc bộ Doanh nhân và Câu lạc bộTuổi trẻ họ Đỗ Tỉnh Phú Thọ

Có quy chế (Điều lệ) hoạt động riêng.

  1. Các Tiểu ban trực thuộc HĐHĐ Phú Thọ

4.1. Tiểu ban Tổ chức: Do ông Đỗ Xuân Mây – Phó Chủ tịch thường trực HĐHĐ Tỉnh làm Trưởng Ban.

  1. a) Mở sổ sách ghi chép (biên bản) các Hội nghị họp Ban Thường trực, Hội nghị họp BCH HĐHĐ tỉnh và soạn thảo các Nghị quyết của Ban thường trực, BCH HĐHĐ Tỉnh…
  2. b) Đầu mối tập hợp các ý kiến, văn bản của Ban cố vấn, các CLB họ Đỗ, các HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các xã, phường, thị trấn cũng như của các HĐHĐ ở các huyện, thị, thành trong tỉnh trình thường trực được kịp thời.
  3. c) Chủ động tuyên truyền, vận động và kết nối phát triển hội viên mới tham gia sinh hoạt HĐHĐ Tỉnh.
  4. d) Chắp nối và soạn thảo các quyết định thi đua khen thưởng, các quyết định công nhận các BCH của HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các xã, phường cũng như ở các huyện, thị, thành trong tỉnh (khi có đề nghị và nghị quyết).
  5. e) Tư vấn xây dựng những quy định về nghi lễ khi sinh hoạt ở các HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các xã phường cũng như ở các huyện, thị, thành trong tỉnh.
  6. g) Hàng năm sinh hoạt ít nhất 2 lần trong nội bộ Tiểu ban.

4.2. Tiểu ban Văn hóaDo Ông Đỗ Quốc Long – Phó Chủ tịch thường trực HĐHĐ Tỉnh làm trưởng ban.

  1. a) Đi sát các hoạt động và là đầu mối tập hợp các ý kiến, văn bản đề nghị của các HĐGT (HĐCT)họ Đỗ ở các xã, phường, thị trấn cũng như ở các huyện, thị, thành trong tỉnh để khích lệ phong trào thi đua xây dựng họ Đỗ là dòng họ văn hóa, dòng họ khuyến học khuyến tài; hàng năm, định kỳ tập hợp danh sách cá nhân, dòng họ có nhiều thành tích để trình Ban thường trực xét động viên khen thưởng kịp thời…
  2. b) Phối hợp với Tiểu ban Tổ chức để ra các quyết định khen thưởng cho cá nhân và dòng họ có nhiều thành tích xây dựngdòng họ văn hóa, dòng họ khuyến học khuyến tài…
  3. c) Nắm bắt hoạt động của các cá nhân và các HĐGT (HĐCT) họ Đỗ ở các xã, phường, thị trấn cũng như ở các huyện, thị, thành trong Tỉnh để viết bàiđăng tải trên bản tin và Website  họ Đỗ Việt Nam.
  4. d) Thông qua Website họ Đỗ Việt Nam chủ động tổ chức vận động các con em họ Đỗ gốc Phú Thọ tham gia ủng hộ quỹ khuyến học, khuyến tài của họ Đỗ tỉnh đồng thời vận động con em họ Đỗ Phú Thọ tham gia ủng hộ xây dựng khu Mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam (Bát Bộ Kim Cương).
  5. e) Hàng năm sinh hoạt ít nhất 2 lần trong nội bộ Tiểu ban.

4.3. Tiểu ban Ban tài chính, kế toán: Do ông Đỗ Hữu Lễ – Phó Chủ tịch Thường trực HĐHĐ Tỉnh làm trưởng ban.

  1. a) Phân công 1 kế toán, 1 thủ quỹ và mở sổ sách theo dõi thu chi đóng theo quy định của Luật Tài chính, Luật Kế toán.
  2. b) Báo cáo cân đối thu chi tài chính 6 tháng đầu năm và quyết toán cuối năm và dịp họp Ban thường trực, BCH và hội nghị truyền thống họ Đỗ Tỉnh.
  3. c) Chuẩn bị công tác hậu cần trong các phiên họp của Thường trực, BCH và gặp mặt truyền thống hàng năm.

d Chủ động tổ chức thực hiện chế đô thăm hỏi ốm đau, mừng thọ thăm viếng theo quy chế hoạt động của HĐHĐ Tỉnh.

  1. e) Hàng năm sinh hoạt Ban ít nhất 2 lần trong nội bộ Tiểu ban

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Quy chế hoạt động của BCH HĐHĐ Tỉnh Phú Thọ là những quy định mang tính ràng buộc pháp lý trong nội bộ dòng họ Đỗ, do vậy mọi thành viên tham gia sinh hoạt dòng họ đều phải tự giác tuân thủ thực hiện, không ai được tự ý làm trái quy chế này.
  2. Mọi thay đổi các nội dung bản Quy chế này đều phải được toàn Ban chấp hành HĐHĐ Phú Thọ đồng thuận nhất trí mới có giá trị thực hiện.
  3. Hiệu lực thi hành bản Quy chế này kể từ ngày 10/5/2015 và Chủ tịch BCH HĐHĐ Tỉnh ký ban hành.

      Nơi nhận:                                         TM/ BCH HĐHĐ TỈNH PHÚ THỌ

– Các thành viên BCH;                                            CHỦ TỊCH

– Các thành viên Ban cố vấn

– Các CLB họ Đỗ

– Lưu Ban Tổ chức          

              Đỗ Đức Dụ

 =============================



HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) VIỆT NAM

HĐ HỌ ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

   Việt trì, ngày 30 tháng 5 năm 2015

                                  QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ

  1. Tôn chỉ, mục đích hoạt động

Thực hiện theo Tôn chỉ mục đích hoạt động của họ Đỗ Việt Nam, cụ thể như sau:

  1. 1.Xây dựng mối liên hệ tốt đẹp giữa các chi, tộc thuộc dòng họ Đỗ; Cùng nhau khai thác và phát huy truyền thống nhân văn của các chi, tộc dòng họ Đỗ và các dòng họ khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
  2. Giúp nhau tìm về cội nguồn, biên soạn gia phả, lập phả hệ, bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh thuộc dòng họ Đỗ Việt Nam.
  3. Trao đổi cung cấp thông tin nghiên cứu và tìm hiểu về Lịch Sử có liên quan đến các chi, tộc dòng họ Đỗ, Đậu Việt Nam.
  4. Hướng hoạt động văn hoá dòng họ Đỗ, Đậu Việt Nam vào mục tiêu giáo dục con người sống có văn hoá, có tri thức, có đạo đức hiếu nghĩa, lòng tự tôn, tính tự lập, giàu tình thương yêu, đoàn kết, biết tôn trọng và chấp hành pháp luật. Góp phần cùng các dòng họ trong cộng đồng dân tộc, quyết tâm xây dựng nước Việt Nam XHCN thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
  5. Tổ chức, tên gọi, đối tượng, phương châm hoạt động, tổ chức sinh hoạt
  6. Tổ chức
  7. a) Hội đồng họ Đỗ tính Phú Thọ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm đại diện các gia tộc (chi tộc) họ Đỗ tại các huyện, thị, thành trong tỉnh hiệp thương, tiến cử đề ra;
  8. b) Hội đồng có 01 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và uỷ viên (tuỳ theo nhu cầu). Mỗi thành viên được phân công đảm nhiệm một số công việc thích hợp.
  9. c) Thành lập 03 banđể duy trì các hoạtđộng của Hội đồng:

– Ban 1: Ban tổ chức và thông tin tuyên truyền;

– Ban 2: Ban văn hoá – xã hội và khoa học – giáo dục;

– Ban 3: Ban tài chính – cơ sở vật chất.

Thường trực Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban; mỗi thành viên Hội đồng có thể được phân công nhiệm vụ ở một hay nhiều ban tuỳ theo năng lực cá nhân và tình hình công việc thực tế.

  1. Tên gọi
  2. a) Tổ chức tỉnh Phú Thọ:

Tên đầy đủ: Hội đồng họ Đỗ tỉnh Phú Thọ (HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ)

Tên gọi tắt: Hội đồng

  1. b) Tổ chức các tộc họ (hoặc chi tộc):

Tên đầy đủ: Hội đồng gia tộc (chi tộc) họ Đỗ…., thôn……, xã…….,huyện….

Tên viết tắt: HĐGT (CT…) họ Đỗ…, thôn…,xã…,huyện….

  1. Đối tượng

Hội đồng họ Đỗ tỉnh Phú thọ, HĐGT(CT) họ Đỗ thôn…..xã (phường)… là tổ chức bao gồm tất cả những người mang dòng họ Đỗ (hoặc những người hiện đang mang dòng họ khác nhưng có nguồn gốc là họ Đỗ) có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, tình nguyện, tích cực hoạt động theo Tôn chỉ, mục đích của họ Đỗ Việt Nam.

  1. Phương châm hoạt động

Mọi thành viên hoạt động với phương châm: Tự giác, tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, đồng thuận và đồng hành.

  1. Tổ chức sinh hoạt
  2. a) Hội đồng họ Đỗ tỉnh Phú Thọ sinh hoạt ít nhất 01 lần/năm; Thường trực Hội đồng (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch) sinh hoạt ít nhất 02 lần/năm.
  3. b) Hội đồng gia tộc (chi tộc) họ Đỗ tại các xã (phường), thị trấn tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần/năm vào thời điểm thích hợp để cho toàn thể mọi người (trai, gái, dâu, dể) trong gia tộc được gặp mặt, giao lưu.
  4. c) Hội đồng họ Đỗ tỉnh Phú Thọ tổ chức đoàn đại biểu tham gia buổi gặp mặt truyền thống của họ Đỗ Việt Nam hàng năm do Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam tổ chức.

III. Việc mừng thọ, thăm hỏi, khen thưởng và khuyến học

  1. Mừng thọ
  2. a) Mỗi chi, tộc họ có thể lập quỹ mừng thọ, quỹ được huy động đóng góp theo hàng năm. Tuỳ điều kiện của mỗi chi,tộc họ và phong tục tập quán của địa phương mà tổ chức mừng thọ, chúc thọ cho những người cao tuổi từ  70, 80, 90, 95, 100,…thật sự trân trọng, có ý nghĩa giáo dục;
  3. b) Đối với các bậc cao niên mừng đại thọ: 90, 95, 100… thì HĐGT (CT) họ Đỗ ở các xã (phường), thị trấn tổ chức và báo cho Thường trực HĐH Đỗ tỉnh về dự và chúc mừng.
  4. Thăm hỏi và thăm viếng khi từ trần
  5. a) Thăm hỏi

Thăm hỏi là việc đạo nghĩa, tình nghĩa, là biểu thị tấm lòng chân tình giữa con người sống với nhau trong cộng đồng dòng họ mỗi khi có việc vui, việc buồn, đau ốm, hoặc khi hoạn nạn, khó khăn bất trắc…

Thăm hỏi cốt ở lòng thành, tình nghĩa anh em trong dòng tộc, không nhất thiết câu nệ việc thăm hỏi là phải có quà cáp, tiền nong. Người trong dòng họ khi nghe tiếng, biết tin thì kịp thời chạy đến hỏi thăm, gửi lời động viên, thấy việc khẩn nguy thì giúp đỡ, huy động mọi người cứu giúp, giải quyết. Thăm hỏi là nghĩa cử gắn kết tình anh em keo sơn, máu mủ ruột rà trong cộng đồng dòng họ.

  1. b) Thăm viếng khi từ trần

Người xưa dạy: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Việc tang ma là việc nghĩa, việc hiếu giúp đỡ sau cùng đối với người mất, là tình cảm tận hiếu với tang chủ.
Khi trong chi, tộc họ có người qua đời, Hội đồng gia tộc và mọi người trong họ có bổn phận phối hợp với cơ quan, đoàn thể, đơn vị, địa phương và gia đình tang chủ tổ chức phúng viếng, tiến hành tang lễ, an táng người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng thật trang trọng và chu đáo.

  1. c) Mỗi chi, tộc họ có thể lập quỹ thăm hỏi, thăm viếng; quỹ được đóng góp theo hàng năm. Công khai mức chi phí cho từng việc thăm hỏi, thăm viếngnhằm tránh sự suy bì tỵ nạnh gây mất đoàn kết trong họ.
  2. d) Thường trực HĐH Đỗ tỉnh tổ chức thăm viếng khi từ trần đối với những người thuộc đối tượng:

– Tộc trưởng, Chủ tịch HĐGT của các tộc Đỗ đang sinh hoạt trong HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ.

– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, uỷ viên và nguyên CT, PCT, UV của HĐH Đỗ  tỉnh Phú Thọ.

– Những người được suy tôn vì có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ.

  1. Khen thưởng và khuyến học
  2. a) Để động viên con em trong dòng họ có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học, HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ cũng như HĐGT (CT) họ Đỗ các xã (phường), thị trấn cần lập quỹ khuyến học để động viên kịp thời những cá nhân trong dòng họ có nhiều thành tích trong học tập và công tác;
  3. b) Hàng năm HĐGT (CT) họ Đỗ các xã (phường), thị trấn căn cứ vào tình hình tài chính nên tổ chức khen thưởng động viên cho các con cháu trong dòng họ có thành tích học tập tốt, đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi (hoặc thi tài năng) từ cấp huyện (thành phố) trở lên, thi đỗ vào các trường đại học hoặc các cháu học sinh nghèo vượt khó;
  4. c) Hội đồng gia tộc (chi tộc) các xã (phường), thị trấntổ chức và báo cho HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ tới dự và chúc mừng các cá nhân trong dòng họ đạt được thành tích nổi bật trong học tập và công tác, cụ thể như sau:

+ Các cháu đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi (hoặc các cuộc thi tài năng) cấp quốc gia, quốc tế và khu vực;

+ Những người đã bảo vệ thành công và được cấp bằng công nhận học vị Tiến sĩ;

+ Những người được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư;

+ Những người trong lực lượng vũ trang được phong quân hàm cấp Tướng;

+ Những người được tặng Huân chương hoặc Danh hiệu vinh dự Nhà nước (Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; Danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân…);

+ Những người lập được các thành tích đặc biệt khác.

  1. d) Mức thưởng: Gồm thư khen của HĐHĐ tỉnh Phú Thọ (được thiết kế theo mẫu riêng) và tiền mặt (sẽ được quy định cụ thể cho từng đối tượng được khen thưởng).
  2. IV.Quản lý, thu chi tài chính
  3. Đối với các chi, tộc họ Đỗ xã (phường), thị trấn

Việc thành lập, quản lý, thu chi các loại quỹ do HĐGT (CT) xã (phường), thị trấn quy định trên cơ sở tự nguyện của các thành viên trong gia tộc, đảm bảo công khai minh bạch.

  1. Đối với HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ
  2. a) Thống nhất thành lập quỹ để chi cho các mục đích sau:

– Chi mừng thọ các bậc cao niên tuổi: 90, 95, 100…theo quy định tại điểm b, mục 1, phần III;

– Chi thăm viếng theo quy định tại điểm d, mục 2, phần III;

– Chi khen thưởng theo quy định tại điểm c, mục 3, phần III;

– Chi in ấn, phô tô tài liệu phục vụ việc hội họp của Hội đồng.

  1. b) Nguồn tài chính:

            – Do HĐGT (CT) xã (phường), thị trấn huy động sự ủng hộ từ các chi, tộc và cá nhân của dòng họ mình;

            – Do HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ huy động từ các thành viên hội đồng, các mạnh thường quân, các tổ chức, doanh nghiệp… trong và ngoài họ Đỗ.

  1. c) Quản lý quỹ

– HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ phân công 02 uỷ viên làm kế toán và thủ quỹ để thực hiện việc quản lý, thu chi tài chính theo Nghị quyết của Hội đồng;

– Mọi việc thu, chi tài chính của Hội  đồng đều được vào sổ sách theo dõi  theo quy định của Luật Kế toán; hằng năm thực hiện việc công khai tài chính theo quy định;

– Tuyệt đối không sử dụng nguồn tài chính của Hội  đồng vào các việc tổ chức ăn uống, chiêu đãi, quà cáp hoặc tiếp khách.

  1. Hiệu lực thi hành
  2. Quy chế này đã được các chi, tộc họ Đỗ xã (phường), thị trấnđóng góp ý kiến và được thông qua hội nghị toàn thể các thành viên của HĐH Đỗ tỉnh Phú Thọ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
  3. Tất cả những người con họ Đỗ thuộc các chi, tộc xã (phường), thị trấn… hoạt động theo Tôn chỉ, mục đích của HĐH Đỗtỉnh Phú Thọ có trách nhiệm thi hành Quy chế hoạt động này.

Nơi nhận                                    TM. HĐH ĐỖ TỈNH PHÚ THỌ

– Các thành viên Hội đồng;                                      CHỦ TỊCH

– HĐGT họ Đỗ xã (phường), TT;

– Lưu thư ký HĐ.

                                                                                         Đỗ Đức Dụ