06/02/2014 | |
Ngày mồng 06 tết Giáp Ngọ (05-02-2014) Hội đồng họ Đỗ Việt Nam tổ chức đoàn đại biểu đến thăm đền Bạch Mã (số 76 Hàng Buồm), một trong tứ trấn của Thăng Long xưa. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.Tục truyền Hương Vân Cái Bồ tát và Bát Bộ Kim Cương đều là con thần Long Đỗ. Đoàn được vào dâng hương trong cung cấm, nơi đặt tượng thần Long Đỗ. Ông Đỗ Mạnh Hùng- Phó chủ nhiệm các vấn đề xã hội của Quốc hội, thay mặt họ Đỗ Việt Nam dâng nén tâm nhang, cầu cho Quốc thái dân an, con cháu họ Đỗ ngày càng phát triển. Ông thủ từ của đền Bạch mã ân cần hướng dẫn đoàn đi vãng cảnh đền. Trước khi ra về mỗi đại biểu lại được nhận phần lộc thánh. Được biết mỗi năm nhà đền xin Thần ban cho 1.000 phần quà, con cháu họ Đỗ có duyên may được Thần ban lộc. Về thần Long Đỗ, sử sách còn ghi, tương truyền vào thế kỷ IX, Cao Biền xây thành Đại La, khi ra ngoài cửa đông thấy một người là trong đám mây ngũ sắc vốn là đạo sĩ, Biền có ý muốn trấn áp. Đêm đó, Biền nằm mộng thấy người đã gặp xưng là Long Đỗ. Biền dùng bùa yểm bằng đồng chôn xuống đất, bùa liền bị sét đánh tan. Biền cả sợ liền lập đền thờ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Vua xuống chiếu phong Long Đỗ làm Thành hoàng cho dân Thăng Long thờ, tước phong “Quảng Lợi Bạch Mã Tối Linh Thượng Đẳng Thần”, các triều sau đều phong tặng. Trong đền hiện còn các đôi câu đối nói lên sự uy phong của các vị thần. “Đan giá tự thiên lai, thành quách dĩ tiền khai Lý Đế Tạm dịch: “Ngự từ trên trời xuống, thành này đã mở ra từ trước thời Lý Hay: “Kim giản đằng không vượng khí quang hàn Nùng Lĩnh nguyệt Tạm dịch: “Từ trên vượng khí làm sáng rực núi Nùng núi Lĩnh như mặt trăng |