CÁC CHI TỘC HỌ ĐỖ, ĐẬU HUYỆN VẠN NINH – TỈNH KHÁNH HÒA

BÀI DIỄN VĂN KHAI MẠC CÁC CHI TỘC HỌ ĐỖ, ĐẬU

HUYỆN VẠN NINH-  TỈNH KHÁNH HÒA, LẦN THỨ I

                   

Kính thưa: 

– Cụ Đỗ Đình Dậu Chủ tịch HĐDHĐVN và các vị  TT ở khu vực Khánh Hòa;

             – Các vi đại diện các chi tộc Đỗ, Đậu huyện Vạn Ninh;

             – Quý vị Đại biểu và Cô Chú Bác, Anh Chị.

Người xưa có câu: “ Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”. Tổ tông là cội nguồn, là dòng họ của mỗi con người. Mỗi con người sinh ra khi khai sanh đều mang tên họ nguồn gốc của mình, dù đó là nguồn gốc của cha hay mẹ. Lịch sử nước Việt Nam ghi nhận dòng họ Đỗ là một trong những dòng họ xuất hiện sớm và được ghi vào sử sách trên 5.000 năm lịch sử, tức là 3.000 nghìn năm trước Công nguyên. Theo Ngọc phả, Thần phả, Tộc phả dòng họ Đỗ còn lưu lại. Họ Đỗ có cụ Đỗ Quý Thị, tự là Đoan Trang vợ Vua Đế Minh ( Nguyễn Minh Khiết), người sinh ra Lộc Tục con trai trưởng Vua Đế Minh, cụ Đỗ Quý Thị đã cùng 8 em trai là Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng, nuôi dậy Lộc Tục. Lộc Tục trưởng thành là người tài giỏi được Vua cha truyền ngôi và lập ra nước Xích Quỷ-Xưng hiệu là Kinh Dương Vương, Lộc Tục Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng nở ra trăm người con và thiết lập Triều đại Hùng Vương thứ I đã đi vào lịch sử Việt Nam.

Khi đất nước thái bình thịnh trị, cụ Đỗ Quý Thị ( tức Đỗ Thị Đoan Trang) đã cùng 8 người em trai xuất gia tu hành theo đạo “Sa Bà” và thành chánh quả. Cụ Đỗ Quý Thị với phật hiệu “ Hương Vân Cái Bồ Tát”, 8 người em trai với phật hiệu “ Bát Bộ Kim Cương” đó là nguồn gốc những người mang họ Đỗ đầu tiên và cứ trôi dần theo thời gian qua các Triều Đại. Đến thời Pháp thuộc rồi đến thời chống Mỹ các đời con cháu lan tỏa khắp đất nước các vùng miền để làm ăn sinh sống. Trên đây là phải nói thêm về họ Đậu là Nguyên Thủy từ họ Đỗ nhưng do thời phong kiến áp lực từ Triều Đình mà có số người đổi sang họ Đậu hoặc do chữ Hán Nôm viết chữ Đỗ mà đọc thành Đậu, có nhiều lý do khác nhau như ở vùng miền có tên gọi khác: Đậu là Đỗ hay Đỗ là Đậu nhưng dù sao Hội đồng DHĐVN đã cho thống nhất chung Đỗ Đậu là một. Từ đó cùng nghiên cứu soạn thảo quy định chung có 8 chương và 35 điều “  Tộc ước dòng họ Đỗ Việt Nam”. Được thông qua cuộc họp mặt của bà con họ Đỗ toàn quốc lần thứ 15 tại Thành phố Đà Nẵng.

Kính thưa quý vị!

Hoạt động của tộc ước Họ Đỗ Đậu Việt Nam đứng đầu có tên là (HĐDHĐVN) do nguyện vọng và yêu cầu của nhiều dòng họ Đỗ, Đậu các nơi trong nước gặp nhau tại Hà Nội. Tháng 4 – 1997 Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam đã được thành lập với tôn chỉ, mục đích như sau:

  1. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dòng họ Đỗ, cùng nhau khai thác và phát huy truyền thống nhân văn của các dòng họ Đỗ của dân tộc Việt Nam.
  2. Giúp nhau tìm về cội nguồn, biên soạn gia phả.
  3. Trao đổi những thông tin, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử có liên quan đến các dòng họ Đỗ Việt Nam.

Đây cũng là sự đóng góp cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta trở thành một đất nước Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, dân giàu- nước mạnh, xã hội dân chủ – công bằng văn minh.

Qua đó để bà con các chi tộc Đỗ, Đậu Vạn Ninh chúng ta nắm bắt sâu sắc mối thâm tình chi giao của chúng ta, khai thác tiểu sử nhiều đời về nguồn cội, liên quan đến nhau về gia phả để nhìn nhận nhau xây dựng các chi tộc họ bền vững, tôn kính ông bà, tri ân tổ tiên, cầu nguyện cho các lớp con cháu học hành thành đạt, làm ăn phát triển, thực hiện việc khuyến học, khuyến tài nuôi dạy con cái ngoan hiền, có hiếu với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ xây dựng mối quan hệ ứng xử trong dòng họ, quan hệ nam, nữ vai vế ….

Kính thưa quý vị!

Lời mở đầu hôm nay cũng thay cho lý do buổi gặp mặt toàn thể bà con, anh em các chi tộc Đỗ, Đậu trong toàn huyện. Kính chúc quý vị có một tinh thần thoải mái mừng ngày họp mặt lần thứ 1 của các chi tộc Đỗ, Đậu huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa.

Xin trân trọng cảm ơn./.

                                         (Bài do ông Trần Tuấn Mão gửi).