Cuộc họp mặt lần thứ 13 của dòng họ Đỗ Việt Nam, sẽ được tổ chức tại:Đình Hà Vỹ – xã Liên Hà – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, là nơi có dấu tích thành cổ Cổ Loa trên 2000 năm tuổi. Ban biên tập, xin trân trọng giới thiệu về một vùng quê Kinh Bắc, gắn với lịch sử của Loa Thành, đó là: Làng Quậy.
Cổ Loa – Trang Trại Hà Hào và làng Quậy
* Từ gọi: Hà Hào, hay: Làng Quậy và hiện tại còn gọi là làng Hà Vỹ (Ba từ đó là một.)
Dân Cổ Loa lúc bấy giờ gọi là dân: “ Chạ Chủ”. Dân số không đông, nhưng ở một nơi đắc địa. Đứng từ Cổ Loa nhìn phía Bắc: đó là khu đồng trũng, dấu tích của một đuôi sông. Toàn vùng đồng lầy, nổi lên những gò đống nhỏ. Mùa nước như một biển hồ. Mùa hạn như một lòng chảo, toàn khu như một đầm lầy rậm rạp.
Chiếu chỉ Vua truyền; dân làng phải chấp nhận, vui vẻ xin Vua đi về phía gò đầm lầy kia để sinh sống. Dân chủ yếu sống về cây lúa nước, (cấy một vụ là chính) còn một vụ ngập nước thì bắt cá kiếm sống. Nên trang trại Hà Hào có tên từ đó.
Việc dân Chạ Chủ rời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn” của mình để nhường đất cho nhà Vua xây thành đắp luỹ đó là cuộc “Giải phóng mặt bằng” đầu tiên của lịch sử nước thời Âu Lạc. Họ đã ra đi với hai bàn tay trắng mà không đòi hỏi một điều kiện gì. Lại đến một vùng đất trũng sống rất vất vả. Vua bèn tuyên chiếu chỉ: Ban cho dân Chạ Chủ một ân sủng đặc biệt: “Hằng năm được trực tiếp gặp Vua một lần để thỉnh cầu những điều dân mong muốn”..
Vua quyết định ngày Mồng sáu tháng Giêng hàng năm đều mở hội. Các quan dịch phải ra tận bến Ninh Kiều (nay là ga Cổ Loa) để đón đàn anh Chạ Chủ.
Đại diện đoàn bô lão của Chạ Chủ sẽ đọc một “Mật khẩu” để tâu Vua và mở cửa Đền cho toàn dân làm lễ Hội.
Sự tích về tên gọi: “ bỏng chủ”
Vua An Dương Vương truyền cho ba quân , nhà nhà ở trong thành nội, sấy thóc nếp, rang thành bỏng và cho mật vào ép thành khuôn, để khi hết hội tiễn anh cả (Chạ Chủ) bằng mười phong bỏng. Bỏng đó Vua đặt tên là: “ bỏng chủ” – Bỏng để tiễn chủ ra về. Từ đó mới có tên gọi đến ngày nay.
Thế hệ thứ nhât và thứ hai của dân Chạ Chủ đều yên bình. Đến khi người cháu nội lớn lên (giả sử sau 20 năm); lúc này dân số trang trại Hà Hào đông lên. Trước kia nhà Vua đã ân sủng cho trang trại Hà Hào, miễn trừ các khoản thuế Điền địa, và phu phen tạp dịch. Nay đời sống dân đã khá lên, nhà Vua có huy động chút ít đóng góp cho việc gìn giữ đất nước….Khi chiếu của nhà Vua truyền đến, những đứa cháu ỷ thế của ông cha được ân sủng, nên ban đầu thường nói ngang, chưa chịu chấp thuận ngay. (Nhưng khi được ông cha khuyên bảo đã ngoan ngoãn chấp hành. Vua nghe chuyện biết vậy) bèn gọi là: “ Anh cả Quẫy”! Vì từ “Quẫy” khó gọi, nên sau đọc chệch sang: “Anh cả Quậy”.
Chữ “Quậy” khác với “Chú Cuội” ngồi gốc cây đa.
Còn một truyền thuyết nữa: Khi Vua hỏi anh Cả Quậy muốn xin ân sủng gì Vua sẽ cho. Anh Cả Quậy cầm một nắm sỏi (đá cuội) và tâu với Vua rằng: Con ném hòn cuội này đến đâu thì xin Vua cấp đất đến đấy. Vua gật đầu đồng ý, anh Cả Quậy vung hòn cuội lên ném ra xa chỗ cuội rơi là đất được Vua cấp và bà con làng Quậy vẫn sử dụng cho đến ngày nay.
Còn một truyền thuyết nữa: Khi Vua hỏi anh Cả Quậy muốn xin ân sủng gì Vua sẽ cho. Anh Cả Quậy cầm một nắm sỏi (đá cuội) và tâu với Vua rằng: Con ném hòn cuội này đến đâu thì xin Vua cấp đất đến đấy. Vua gật đầu đồng ý, anh Cả Quậy vung hòn cuội lên ném ra xa chỗ cuội rơi là đất được Vua cấp và bà con làng Quậy vẫn sử dụng cho đến ngày nay.
Còn một truyền thuyết nữa: Khi Vua hỏi anh Cả Quậy muốn xin ân sủng gì Vua sẽ cho. Anh Cả Quậy cầm một nắm sỏi (đá cuội) và tâu với Vua rằng: Con ném hòn cuội này đến đâu thì xin Vua cấp đất đến đấy. Vua gật đầu đồng ý, anh Cả Quậy vung hòn cuội lên ném ra xa chỗ cuội rơi là đất được Vua cấp và bà con làng Quậy vẫn sử dụng cho đến ngày nay.
Một số hình ảnh hoạt động tại hội nghị
|