Hội thảo khoa học Trần triều Thái bảo Đỗ Tử Bình (1324-1383)

Sáng nay 29-6-2024 tại Petro Thai Binh Hotel đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học Trần triều Thái bảo Đỗ Tử Bình (1324-1383). Nhờ cuộc hội thảo này, khoa học lịch sử đã chứng minh ngài là một danh nhân tài giỏi, văn võ song toàn, trải thờ qua 4 triều vua Trần. Đóng góp của ngài cho triều đình và cho dân tộc rất lớn. Ngài được các vua trần hai lần cho giữ chức Hành khiển nhập nội, một chức quan có quyền lực ngang tể tướng, được vào cung gặp vua bàn chính sự bất cứ lúc nào. Tài năng của Ngài được thể hiện trên trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và có nhiều công lao trong công cuộc trị quốc an dân. Ngài được các vua Trần biệt đãi cấp đất làm điền trang, thái ấp như một số vị tôn thất nhà trần. Khi mất được truy phong hàm Thái Bảo là một trong tam thái mà ngưới có công rất lớn mới được (Thái sư Trần Thủ Độ, Thái úy Trần Quang Khải, Thái bảo Đỗ Từ Bình) và được phối thờ trong Quốc tử giám.
Dù có công rất lớn nhưng sau khi Ngài mất khoảng 80 năm các sử gia phong kiến triều Lê đánh gia rất tiêu cực về Ngài. Đại Việt sử ký toàn thư ghi “ trước đây vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga quấy rối biên giới, sai Hành khiển Đỗ Tử Bình đem quân đến trấn giữ Hóa Châu, Bồng Nga đem 10 mâm vàng để dâng, Tử Bình giấu đi lấy cho mình, lại nói dối là Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân đi đánh”. 700 năm qua đi, việc Đỗ Tử Bình nhận 10 mâm vàng của Chế Bồng Nga rồi giấu đi vẫn là một nghi án chính trị phi lý trong lịch sử triều Trần. Phải chăng sau khi vua Duệ Tông bị phục binh Chiêm Thành giết tại trận cùng các tướng lính khác. Người ta cần tìm ra một lý do giải thích cho hành độngcủa nhà vua cất quân viễn chinh vì tức giận sau sự kiện 10 mâm vàng.
Kết luận của Hội thảo đánh giá “Đỗ Tử Bình là một trong những danh tướng nhà Trần. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với công cuộc bảo vệ biên giới lãnh thổ phía nam của Đại Việt thế kỷ 14. Đặc biệt ông có công xây dựng thành Hóa Châu, thành lũy biên thùy cảu Đại Việt, có công trấn trị vùng biên viễn khắc nghiệt này. Ông là một nhà quân sự, một tham mưu chính trị xuất sắc với kế sách “Bình Chiêm an quốc”. Nhờ đó mà công cuộc bình chiêm thắng lợi”.
Lịch sử thuộc về nhân dân. “Sinh vi tướng, tử vi thần”. Sau khi ông mất dân làng Phúc Hưng Trang (nay thuộc xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, Thái Bình) lập đền thờ làm phúc thần. Nay lăng mộ và đền thờ Ngài là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Dòng họ Đỗ thời nhà Trần, một gia tộc 4 thế hệ ông, cha, con, cháu đều có công với nước, đều mà tới chức thượng thư và các chức cao vọng trong triều là rất hiếm có.
Mấy ngày nay hàng trăm đại biểu từ nhiều miền của tổ quốc đã về dự lễ giỗ lần thứ 700 danh nhân Đỗ Tử Bình. Cuộc hội thảo khoa học Trần triều Thái bảo Đỗ Tử Bình tổ chức hôm nay đã thành công rực rỡ.
Bài và ảnh Đỗ Quang Hòa