Phát biểu của tộc Đỗ đại tôn Tiến sĩ Đỗ Túc Khang

25/06/2010

Bài phát biểu của Đại diện đỗ tộc đại tôn

Tiến sĩ Đỗ Túc Khang

Kính thưa các quý vị lãnh đạo Đảng, Chính quyền của huyện Đông Anh, của xã Liên Hà, của các thôn làng Hà Vỹ; các vị đại diện BLL Họ Đỗ VN; Các vị đại diện các dòng Họ Đỗ trong cả nước đang có mặt hôm nay; Các vị đại diện các Họ đang sinh sống tại làng Quậy.

Kính thưa các cụ lão ông, lão bà và toàn thể các ông bà, cô chú, anh chị em là thành viên họ Đỗ, hậu duệ cụ Đỗ Túc Khang !

Họ Đỗ – Đậu ở Việt Nam có trên 470 dòng họ. Tháng 4 năm 1997 đã chính thức thành lập BLL. Trải qua 13 năm hoạt động, hôm nay BLL Họ Đỗ VN tổ chức cuộc họp mặt lần thứ 13, tại làng Quậy, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đây là một vinh dự và một dịp tốt để chúng ta giao lưu, cùng nhau khai thác và phát huy truyền thống nhân văn của các dòng họ Đỗ, trao đổi thông tin, tìm hiểu lịch sử có liên quan đến các dòng họ Đỗ – Đậu, phát huy tinh thần đoàn kết cùng các dòng họ khác, để xây dựng quê hương đất nước.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn các quý khách, các đại biểu đã dành thời gian quý báu, đã không quản đường xa về đây dự buổi họp mặt cùng dòng Họ Đỗ đang định cư tại làng Quậy, làng Hà Vỹ.

Nơi đây vốn được coi là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”. Họ Đỗ cùng các họ Vũ, Dương, Trịnh, Nguyễn, Lê, Ngô, Phạm… đoàn kết gắn bó xây dựng truyền thống oanh liệt của quê hương.

Hôm nay dưới tán lá bàng xanh cổ thụ, tại sân đình, chúng ta có dịp đọc và nghe lại những lời răn dạy, những câu khẳng định đã ghi trong Bản mục lục của đình làng:

“… Mừng nay giữa huyện Đông Ngàn

Đội một xã trong Hà Vĩ

Phong cương ổn đã siêu quần

Hình thế đứng lên thắng địa…”

“…Bên tả có rồng xanh uốn khúc,nước cuồn cuộn nghìn tầm

Bên hữu thêm hùm trắng dương vây, núi đùn đùn muôn trĩ…”

“… Đất thực cấu thanh linh

Tài giỏi sinh tuấn vĩ

Bề văn học cha truyền con nối

Nghiệp thương thìn mã sử lân kinh

Đám khoa danh anh trước em sau

Đời dõi thấy Hàn Đồng Đậu quế…”

Hoặc “…Gái trai giữ chữ trung trình

Trên dưới thời lòng lễ nghĩa

Nhời răn nhiều ít – trên dưới cùng giữ trọn xưa sau

Phước hưởng lâu dài già trẻ thỏa vui vầy phú quý…”

Vâng ! Đã có một vùng quê như thế – Vùng quê Hà Vỹ!.

Lời răn dạy của thế hệ cha ông còn đó, đã và mãi mãi là kim chỉ nam để các thế hệ hôm nay và mai sau thực hiện.

Tự hào thay quê hương Hà Vỹ đang ngày càng đổi mới, có nhiều người thành đạt. Thời phong kiến, các vị khoa bảng (Hoàng Giáp, tiến sĩ, Thám Hoa ở Đại Vĩ, Châu Phong và Giao Tác tổng số 30 vị. Ngay nay, chỉ tính số người có trình độ từ đại học trở lên đã có gần 200 người.

Chúng ta hãy nhắc đến một niềm tự hào về dòng họ Đỗ ở làng Quậy, dòng họ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang niềm tự hào về khía cạnh học vấn.

– Cụ Đỗ Túc Khang sinh năm 1470. Cụ là người hiếu học, thông minh. Năm 1492–23 tuổi thi đỗ Tam Tràng. Năm 26 tuổi thi đỗ Tứ Tràng. Năm 27 tuổi thi đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ. Hiện bia đá Tiến sĩ Đỗ Túc Khang ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội (hàng đầu, vị trí thứ ba). Noi gương cụ, em trai đạt được “đám khoa danh anh trước em sau”.

– Em trai thứ ba của cụ là Đỗ Đại Uyên, năm 1499 thi đỗ Tiến sĩ, gọi là Cụ Nghè Me (hiện con cháu của cụ ở làng Me, xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

– Em trai thứ tư là Đỗ Túc Khiêm (tức Đỗ Lý Khiêm) thi đỗ thám hoa (bậc cao hơn Tiến sĩ). Năm 1499.

Hiện con cháu của Cụ ở làng Mỹ Đình, xã Phú Mỹ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

– Em trai thứ 5 là Đỗ Danh (tức Đỗ Oanh, Đỗ Vinh) năm 1508 đỗ Tiến sĩ, làm quan Thượng thư (hiện con cháu của Cụ ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định và một số ở tỉnh Thái Bình).

– Em trai thứ hai, Đỗ Viên Nghị được nhà Lê phong chức “Phục tướng quân, bắc quản đô đốc, Chánh quản thần vũ vệ, xuyên định quang hầu (hiện con cháu cụ ở làng Bồng Sơn, xã Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

– Con gái cụ Đỗ Túc Khang là Đỗ Thị Mỹ Mai có công dẹp loạn, vào cuối triều Lê, đầu nhà Mạc (khoảng năm 1527). Sau này vua Duy Tân đã sắc phong cho bà là “Diên Bình Công chúa”,

Hiện nay đền thờ bà Đỗ Thị Mỹ Mai ở Phổ Yên, Thái Nguyên và nhà thờ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang ở thôn Giáo Tác, xã Liên Hà được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Con cháu Tiến sĩ Đỗ Túc Khang, cha truyền con nối, khoa bảng liên danh. Đời cụ Đỗ Túc Độ con cụ Đỗ Túc Khảng, nhà 9 anh em thì có 8 anh em cùng làm quan trong một triều đại (Cửu tử bát đồng triều).

Phát huy truyền thống hiếu học, các hậu duệ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang luôn luôn coi trọng rèn luyện trau dồi tri thức; Là dòng họ có nhiều người có trình độ học vấn, là giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, những doanh nhân giỏi…

Vâng! đã có một dòng họ Đỗ như thế – Dòng họ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang ! Dòng họ Đỗ đại tôn !.

Đỗ Văn Hạnh

Đội một xã trong Hà Vĩ

Phong cương ổn đã siêu quần

Hình thế đứng lên thắng địa…”

“…Bên tả có rồng xanh uốn khúc,nước cuồn cuộn nghìn tầm

Bên hữu thêm hùm trắng dương vây, núi đùn đùn muôn trĩ…”

“… Đất thực cấu thanh linh

Tài giỏi sinh tuấn vĩ

Bề văn học cha truyền con nối

Nghiệp thương thìn mã sử lân kinh

Đám khoa danh anh trước em sau

Đời dõi thấy Hàn Đồng Đậu quế…”

Hoặc “…Gái trai giữ chữ trung trình

Trên dưới thời lòng lễ nghĩa

Nhời răn nhiều ít – trên dưới cùng giữ trọn xưa sau

Phước hưởng lâu dài già trẻ thỏa vui vầy phú quý…”

Vâng ! Đã có một vùng quê như thế – Vùng quê Hà Vỹ!.

Lời răn dạy của thế hệ cha ông còn đó, đã và mãi mãi là kim chỉ nam để các thế hệ hôm nay và mai sau thực hiện.

Tự hào thay quê hương Hà Vỹ đang ngày càng đổi mới, có nhiều người thành đạt. Thời phong kiến, các vị khoa bảng (Hoàng Giáp, tiến sĩ, Thám Hoa ở Đại Vĩ, Châu Phong và Giao Tác tổng số 30 vị. Ngay nay, chỉ tính số người có trình độ từ đại học trở lên đã có gần 200 người.

Chúng ta hãy nhắc đến một niềm tự hào về dòng họ Đỗ ở làng Quậy, dòng họ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang niềm tự hào về khía cạnh học vấn.

– Cụ Đỗ Túc Khang sinh năm 1470. Cụ là người hiếu học, thông minh. Năm 1492–23 tuổi thi đỗ Tam Tràng. Năm 26 tuổi thi đỗ Tứ Tràng. Năm 27 tuổi thi đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ. Hiện bia đá Tiến sĩ Đỗ Túc Khang ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội (hàng đầu, vị trí thứ ba). Noi gương cụ, em trai đạt được “đám khoa danh anh trước em sau”.

– Em trai thứ ba của cụ là Đỗ Đại Uyên, năm 1499 thi đỗ Tiến sĩ, gọi là Cụ Nghè Me (hiện con cháu của cụ ở làng Me, xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

– Em trai thứ tư là Đỗ Túc Khiêm (tức Đỗ Lý Khiêm) thi đỗ thám hoa (bậc cao hơn Tiến sĩ). Năm 1499.

Hiện con cháu của Cụ ở làng Mỹ Đình, xã Phú Mỹ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

– Em trai thứ 5 là Đỗ Danh (tức Đỗ Oanh, Đỗ Vinh) năm 1508 đỗ Tiến sĩ, làm quan Thượng thư (hiện con cháu của Cụ ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định và một số ở tỉnh Thái Bình).

– Em trai thứ hai, Đỗ Viên Nghị được nhà Lê phong chức “Phục tướng quân, bắc quản đô đốc, Chánh quản thần vũ vệ, xuyên định quang hầu (hiện con cháu cụ ở làng Bồng Sơn, xã Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

– Con gái cụ Đỗ Túc Khang là Đỗ Thị Mỹ Mai có công dẹp loạn, vào cuối triều Lê, đầu nhà Mạc (khoảng năm 1527). Sau này vua Duy Tân đã sắc phong cho bà là “Diên Bình Công chúa”,

Hiện nay đền thờ bà Đỗ Thị Mỹ Mai ở Phổ Yên, Thái Nguyên và nhà thờ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang ở thôn Giáo Tác, xã Liên Hà được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Con cháu Tiến sĩ Đỗ Túc Khang, cha truyền con nối, khoa bảng liên danh. Đời cụ Đỗ Túc Độ con cụ Đỗ Túc Khảng, nhà 9 anh em thì có 8 anh em cùng làm quan trong một triều đại (Cửu tử bát đồng triều).

Phát huy truyền thống hiếu học, các hậu duệ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang luôn luôn coi trọng rèn luyện trau dồi tri thức; Là dòng họ có nhiều người có trình độ học vấn, là giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, những doanh nhân giỏi…

Vâng! đã có một dòng họ Đỗ như thế – Dòng họ Tiến sĩ Đỗ Túc Khang ! Dòng họ Đỗ đại tôn !.

Đỗ Văn Hạnh